Soi ghẹ

Thứ năm - 09/10/2014 10:47

-

-
Tôi nhớ lúc đó khoảng những năm 1964, 1965. Hè nào, tôi cũng dành một hay hai tuần về ở với nghĩa phụ, cha Trần Văn Lộc (sau nầy ngài vào làm cha giáo chủng viện và hiện nay sống ở Sài Gòn).
Soi ghẹ
 
(Viết tặng Trần Phi Khanh HT63, cư dân phá Tam Giang)
 
Tôi nhớ lúc đó khoảng những năm 1964, 1965. Hè nào, tôi cũng dành một hay hai tuần về ở với nghĩa phụ, cha Trần Văn Lộc (sau nầy ngài vào làm cha giáo chủng viện và hiện nay sống ở Sài Gòn).
 
Giáo xứ nhỏ, mới tách ra từ Thạch Bình. Từ bến xe Sịa, lúc đó chỉ có phương tiện duy nhất là đi xe ngựa đến bến Cồn Tộc rồi đi bộ thêm chừng hai cây số đường đất băng qua làng Cự Lạc là đến. Chưa có nhà thờ, chỉ có nhà các xơ và nhà xứ nho nhỏ một phòng khách, phòng cha xứ và một phòng nhỏ cho khách. Ngôi trường tiểu học năm lớp được tận dụng làm nhà thờ.
 
Chật nhà nhưng không chật bụng, mùa hè nào cũng có thầy từ Đại chủng viện về chơi hay giúp. Hè năm đó là thầy Trọn (hiện là cha sở Quảng Biên-Đồng Nai) và thầy Nam (người Đốc sơ, làm linh mục nhưng tôi không biết ở đâu).
 
Làng quê nghèo, vùng xôi đậu, ngày lính bên nầy, đêm lính bên kia. Nhưng sao hồi đó và ở đó mọi người sống vô tư. Đêm đến không đi chơi xa, nhưng tụ tập vui chơi là chuyện thường. Nghèo, nhưng trời cho nằm bên bờ phá Tam Giang nên có nhiều đặc sản ngon (quí không thì không biết): tôm đất, các loại cá (trong đó có cá oong, cá dìa, cá bống thệ). Và từ những thứ đó người ta chế biến ra nhiều món. Nhưng món ngon nhất, theo tôi là tôm chua.
 
Nhưng tôm chua còn chưa ngon bằng ghẹ chúng tôi đi soi. Những ngày cha xứ đi Huế, tối không về là các anh thanh niên trong xứ (chừng năm sáu người) tổ chức đi soi cua. Thầy Nam cũng tham gia, nhưng thầy Trọn thì không. Nếu cha Lộc có vô tình đọc bài nầy, xin cha “giải tội cho con”.
 
Chuẩn bị cho chuyến đi soi không có gì cầu kỳ: hai ba cái thùng thiếc trống một đầu, vài cái đèn dầu hỏa thắp bên trong. Chỉ có thế. Không biết sao hồi đó mọi người không dùng đèn pin.
 
Thời điểm đi soi phải là những đêm tối trăng. Phá Tam Giang cạn, đi ra rất xa, cả trăm thước, nước cũng chỉ mới ngang đầu gối. Và việc bắt ghẹ cũng đơn giản như đang giỡn. Một người cầm đèn soi, hai ba người đi theo. Thấy ghẹ bò bò dưới nước thì chụp. Ghẹ bò không nhanh. Anh nào sợ ghẹ cắn thì cởi áo làm găng tay hay dùng một miếng vải nào đó.
 
Mỗi tối như vậy, chúng tôi lượm cũng khá nhiều ghẹ, thừa thãi cho anh em nhậu (lúc đó chỉ ăn, không ai uống rượu). Chừng một giờ sau, mọi người quay về nhà xứ. Vài người lo luộc ghẹ, sau đó mọi người cùng ăn ngoài sân nhà xứ. Ghẹ tươi rói, ngọt phải biết.
 
Bây giờ chắc không còn mục đi soi nầy nữa. Người ta tận thu, tận diệt (xiếc điện) thì còn mô mà ăn.
 
Năm trước, về lại vùng đó, cũng được ăn ghẹ ở nhà hàng nằm ngay trên Cồn Tộc, không ngon như ghẹ ngày đó. Nhưng bù lại bạn “Loa” tặng cho mấy hủ mắm tôm phá Tam Giang, ngọt ngào, cay chua mà các loại mắm bán trên phố, siêu thị chỉ là đồ bỏ. 

Tác giả: Nguyễn Phú HT 63-64

Nguồn tin: hoanthien63.blogspot.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập492
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm486
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại832,070
  • Tổng lượt truy cập58,117,939
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây