Tấm Ván Diệu Kỳ

Thứ ba - 17/04/2012 11:01

-

-
Trong những năm ở chủng viện cậu là chú chủng sinh xuất sắc của lớp. Trong những giờ toán học, khi gặp những bài toán hóc búa, chỉ cần cắn móng tay chưa tới cái thứ ba là cậu đã giải được bài toán. Tư chất của cậu có pha thêm một chút tinh nghịch và một chút tò mò của tuổi mới lớn.
Tấm Ván Diệu Kỳ

Tác giả: Trương Minh HT71, Florida. - Ngày đăng: 07/06/2009

Nghĩa vốn là một cậu bé rất thông minh và khá tinh nghịch. Cha cậu là một quân nhân cấp bậc thượng sĩ thuộc Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Gia đình trước cư ngụ gần Cầu Ga, Quảng Trị.  Năm lớp 6 cậu được gởi vào học trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Lên lớp 7, linh mục Nguyễn Văn Tư, nguyên là tuyên úy Trung Đoàn 1, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, khuyến khích cậu đi tu, đã bảo trợ cho cậu vào Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, niên khóa 1971.
 
Trong những năm ở chủng viện cậu là chú chủng sinh xuất sắc của lớp. Trong những giờ toán học, khi gặp những bài toán hóc búa, chỉ cần cắn móng tay chưa tới cái thứ ba là cậu đã giải được bài toán. Tư chất của cậu có pha thêm một chút tinh nghịch và một chút tò mò của tuổi mới lớn.  Vì thế, cậu thường có những “phát minh” mới cho những trò phá phách của tuổi học trò, và đã từng “đền tội” bởi một cái revais của cố Oxarango.
 
Năm 1973, gia đình cậu theo linh mục Đỗ Bá Ái di dân vào Quảng Thuận, Ninh Thuận.
 
Tháng 3 năm 1975, sau khi nghe huấn từ “Chúng con đừng sợ” của Đức Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, cậu theo đoàn người di tản về phía Nam với gia đình. Rồi từ Quảng Thuận, cả gia đình họ hàng cậu xuôi về miền duyên hải thuê một chiếc ghe trực chỉ Sài Gòn lánh nạn.
 
Trời tháng tư vùng biển Bình Tuy có gió bấc, tuy không mạnh, nhưng có lẽ vì sự quá tải của con thuyền, nên vào giữa đêm đen, con thuyền đã chìm đắm, mang theo mấy chục sinh mạng của tất cả gia đình và họ hàng của Nghĩa. Chỉ một mình Nghĩa sống sót!
 
- Làm sao cậu sống sót?
 
- Mình không biết gì hết. Lúc ấy mình đang ngủ. Khi tĩnh dậy thấy nước ướt và mình đang ôm một tấm ván.  Giữa đêm đen mình không hiểu chuyện gì. Đến sáng, sóng đưa mình vào bờ, khi ấy mới hay là mọi người đã chết hết.
 
Tiếp tục hành trình theo dòng người lánh nạn, Nghĩa đến Vũng Tàu, rồi Phú Quốc.
 
Sau 30-04-1975, chưa hết bàng hoàng trước sự mất mát của tất cả người thân và của đất nước, Nghĩa trở lại Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện tựu trường, bởi cậu vẫn xác quyết chỉ một con đuờng đi theo Thầy Chí Thánh.
 
Tháng 12 năm 1979, Nghĩa lại một lần nữa ra đi giữa muôn vàn thương đau và nuối tiếc về việc mất Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, nơi náu thân duy nhất của Nghĩa.  Hành trang của chú Nghĩa chỉ có một tám ván: Ơn gọi tận hiến, nhưng giữa thời cấm cách. Với tấm ván ấy, Nghĩa trôi dạt giữa cuộc đời, không gia đình, không nguời thân, xa vắng bạn bè, không nơi nương tựa…Không ai chứa chấp Nghĩa trong hoàn cảnh ai cũng bi đát! Lắm lúc tấm ván duy nhất, ơn gọi tận hiến, cũng muốn buông rời khỏi vòng tay.
 
Trong tận cùng của nghịch cảnh, như tấm ván ngày xưa đã cứu sinh mạng Nghĩa, thì ơn gọi tận hiến cũng là cứu cánh duy nhất của cuộc đời Nghĩa hé mở: Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang được mở cửa trở lại và Nghĩa được gọi đến tựu trường.
 
Thầy Nghĩa vốn rất thông minh, lại đã xác quyết sứ mạng làm Người Thợ Gặt là lý tưởng duy nhất, nên chẳng bao lâu tấm ván của Thiên Chúa đã đưa thầy đi thêm một bước nữa: Lên bàn thánh.
 
Kỳ diệu thay, bàn tay Thiên Chúa như tấm ván năm nào, đã đẩy đưa linh mục Nguyễn Văn Nghĩa về với rừng núi và nương rẫy của Cao Nguyên, nơi thật sự “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì thiếu”. Nơi ấy, ngài đã sống chan hòa với mọi người: Thượng, Kinh, Lương, Giáo. Cánh đồng truyền giáo của ngài thật bao la bát ngát, với địa bàn hoạt động tương đương với một huyện. Từ giáo xứ Thuận Hiếu, Ban Mê Thuột, cha Nghĩa là Người Thợ Gặt cần mẫn, đã xây dựng hàng chục giáo họ, đã rửa tội cho cả hàng ngàn người, và là người đạt kỹ lục về xây cất các ngôi nhà thờ, tuy không tráng lệ, nhưng vừa đủ phuơng tiện cho giáo dân cả Kinh lẫn Thượng thờ phượng Chúa.
 
Thông minh sẳn có Chúa ban, kết hợp với tinh thần đơn sơ và thánh thiện của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, lòng can đảm và ngay thẳng của linh mục Nguyễn Hữu Giải, sự khôn ngoan của linh mục Nguyễn Phùng Tuệ, và sự xông xáo và can trường của linh mục Lê Văn Cầu, linh mục Nguyễn Văn Nghĩa là kết tinh của nhiều thế hệ linh mục xuất sắc của giáo phận Huế. Chắc chắn sẽ còn nhiều điều lý thú xảy ra nơi cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên.
 
Biết Cholesterol của cha Nghĩa rất cao, có lần tôi hỏi:
 
- Cholesterol cao như rứa mà cha không sợ sao?
 
Ngài trả lời:
 
- Sợ chi!  Chết thì đã chết hồi 75. Mình giao cho Chúa hết. Há lẽ Ngài đã trao cho tấm ván lại lấy lui? Mà Ngài có lấy lui thì cũng tùy Ngài.
 
Nói rồi ngài cười. Một nụ cười an nhiên và phó thác.
 
Thật vậy, tấm ván năm xưa thật diệu kỳ, và vẫn còn tiếp tục làm thêm nhiều điều diệu kỳ khác. Và quả thật Chúa đã làm nhiều chương trình lớn lao bằng một tấm ván mong manh.
 
Florida, những ngày cuối tháng tư 2009
Trương Văn Minh HT71

Tác giả: Trương Văn Minh HT71

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay29,282
  • Tháng hiện tại567,321
  • Tổng lượt truy cập56,668,958
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây