Chuyện cô lái đò chở nhà sư qua sông

Thứ hai - 13/09/2021 22:40
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng ngườì, sau hết đến nhà sư
Chuyện cô lái đò chở nhà sư qua sông
– Cô lái đò đòi tiền “gấp đôi”.

– Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?

Cô lái mỉm cười:

– Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền “gấp ba.”

– Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái cười bảo:

– Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

Lần khác nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định. Đò cập bến cô lái đò thu tiền “gấp năm” lần.

– Nhà sư hỏi vì sao?

Cô lái đáp:

– Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò… Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?

Cô lái đáp:

– Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

– Vì sao vậy?

Cô lái cười đáp:

– Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa…

Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi…

Nói một cách khác: “Mọi sự từ TÂM mà ra…”

Sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!

Một phút suy tư: Chữ TÂM

TÂM là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.

TÂM của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:

– TÂM lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngả đảo điên.

– TÂM gian dối thì cuộc sống bất an.

– TÂM ghen ghét thì cuộc sống hận thù..

– TÂM đố kỵ thì cuộc sống mất vui.

– TÂM tham lam thì cuộc sống dối trá …

Cho nên, ta không những đem TÂM của mình đặt ngay trên NGỰC để yêu thương, mà còn:

– Đặt trên TAY để giúp đỡ người khác.

– Đặt trên MẮT để nhìn thấy nỗi khổ của tha nhân.

– Đặt trên TRÁN để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.

– Đặt trên MIỆNG để nói lời an ủi với người bất hạnh.

– Đặt trên TAI để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.

– Đặt trên VAI để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.

Quả thật cái tâm luyến ái bên trong của con người mới là vấn đề cần phải giải quyết chứ không phải là dáng vẻ bên ngoài. Phần lớn chúng ta chỉ chú ý dáng vẻ bên ngoài nhưng ít ai chú ý đến cái tâm sâu thẳm bên trong. Dù thân xa lánh thế tục nhưng tâm còn nhớ nghĩ thì cũng chưa phải là giải thoát. Mắt tuy nhắm nhưng tâm còn nghĩ về, thì sóng ngầm cuộn xoáy tâm can còn dữ dội hơn.

Câu chuyện giữa nhà sư và cô lái đò đối đáp mỗi lần qua sông thể hiện cho một quá trình tu tập và chuyển hóa tư tưởng. Diễn biến đó cũng là quá trình tâm lý chuyển hóa thành tâm linh. Sau cùng là sự đạt đạo cao nhất của nhà sư: nhìn thẳng vào thực tại mà không hề có tư tưởng dính mắc, suy nghĩ, luyến ái. Còn các lần trước hết dính mắc bằng mắt thì đến dính mắc bằng tâm. Ở đời hễ còn dính mắc thì còn phải khổ lụy.

Nhà sư trả tiền cho cô lái đò cũng cho thấy rằng hễ tâm ta còn tạo nghiệp dính mắc thì sẽ có cái giá phải trả cho chính nó. Đó là triết lý sống dành cho tất cả chúng ta.

Tác giả: Sưu tầm

 Tags: nhà sư, cô gái, tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập603
  • Hôm nay53,194
  • Tháng hiện tại873,853
  • Tổng lượt truy cập56,975,490
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây