Năm Đức Tin: Công đồng Vaticanô II và Giáo lý Giáo hội Công giáo.

Thứ hai - 01/04/2013 10:51

-

-
Trong phạm vi tìm hiểu về Năm Đức Tin qua học hỏi về Công Đồng Vaticanô II, chúng tôi xin tập trung bài viết nầy để góp ý giải đáp câu hỏi rất phổ thông: - Tại sao hướng việc khai mạc Công Đồng Vaticanô II và ban hành Sách Giáo Lý vào Đức Tin?
NĂM ĐỨC TIN: CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II và GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
 
Vào tháng 4 năm 2013, Giáo Hội Công Giáo đến gần nửa chặng đường của Năm Đức Tin do Đức GH. Bênêđíctô XVI ban hành từ 11-10-2012 đến 24-11-2013, nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vaticanô II (1962-2012) và 20 năm ban hành Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (1962-92). Trong phạm vi tìm hiểu về Năm Đức Tin qua học hỏi về Công Đồng Vaticanô II, chúng tôi xin tập trung bài viết nầy để góp ý giải đáp câu hỏi rất phổ thông:
 
- Tại sao hướng việc khai mạc Công Đồng Vaticanô II và ban hành Sách Giáo Lý vào Đức Tin?

Nhưng trước tiên xin có đôi điều về Công Đồng Vaticanô II và Sách Giáo Lý của Giáo Hội CG.
 
Công Đồng Vaticanô II
 
Công Đồng Vaticanô II được mở ra do Chân Phước GH. Gioan XXIII (1958-1963) với niềm tin vững vàng rằng: “Công Đồng là việc của Chúa Thánh Thần mà mọi người chúng ta phải nhiệt thành hỗ trợ cho Ngài, chứ không phải chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần phù trợ chúng ta.”
 
Đây là Công Đồng Chung vì là “cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội do chính Giám Mục Đoàn qui tụ tại một nơi với thẩm quyền đặc biệt vể dạy dỗ và điều khiển Giáo Hội” (Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, tr. 20-21).
 
Gọi là Công Đồng Vaticanô II (CĐ Vat II) vì trước đó có Công Đồng Vaticanô I do Đức GH. Piô IX (1846-1878) triệu tập năm 1870 với sự tham dự của 747 Giám Mục nhằm lên án “thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập.” Công Đồng tuyên bố tính “bất khả ngộ” hay “ex cathedra” của Đức Giáo Hoàng, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, khi Ngài tuyên bố từ “ngai tòa” Thánh Phêrô về vấn đề liên hệ đến Đức Tin hoặc luân lý (Thánh CĐ Chung Vat II, tr. 24)
 
Công Đồng Vaticanô II được mở ra không phải để giải đáp một lạc giáo hay một cuộc ly khai vì vào 1959, Giáo Hội không phải bận tâm về một khó khăn nào, như lạc giáo hay ly khai, mà xem ra, uy quyền của Giáo Hội lớn mạnh hơn lúc nào hết. Nhưng, xét cho kỹ thực tế, người ta mới nhận thấy: “Hơn bao giờ hết, Giáo Hội đang đương đầu với những vấn nạn cực kỳ khó khăn: Từ cuối thế kỷ 19, thế giới đã đổi thay còn nhanh hơn 19 thế kỷ qua. Với cuộc cách mạnh khoa học và kỹ thuật, con người đặt trọn niềm hy vọng nơi thế giới vật chất và xem các hứa hẹn của tôn giáo đều tan vỡ. Trái lại, đồng thời hơn bao giờ hết, con người cảm thấy luôn bị đe dọa do các khám phá, cụ thể như nguy hiểm tiêu diệt của bom nguyên tử, bầu khí thiếu lành mạnh và nhiễm độc của môi trường văn minh với đe dọa của chiến tranh liên miên.” (Th. CĐ V. II, 26)
 
Đặc điểm của Công Đồng Vaticanô II
 
Thoạt đầu, ngày 25-1-1959, khi kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất các Kitô-hữu, Chân Phước GH. Gioan XXIII ngỏ lời với các Hồng Y về ý định “triệu tập một Công Đồng Chung” đã gợi lên ý muốn mời gọi “Hiệp Nhất mọi Kitô-hữu” như lời cầu xin của Chúa Giêsu “Ut unum sint” - Xin cho họ nên một (Ga 17: 11).
 
Trước sự chia rẽ hơn bao giờ hết giữa các Kitô-hữu, Giáo Hội đã mất đi những cơ hội truyền giáo hứa hẹn nhất và sự hiệp nhất Kitô-hữu trở nên hết sức cần thiết, Đức Thánh Cha tuyên bố:
 
“Chúng ta hãy hiệp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa.” (Th. CĐ V. II, 25)
Qua sự tham khảo ý kiến trên thế giới, CĐ Vat. II hướng đến “những nhu cầu cấp bách thực tế của Giáo Hội”, không có vấn đề giới hạn và, qua tham khảo ý kiến khắp hoàn vũ, con số trả lời lên tới 2109, đúc kết thành 8 quyển với 8.972 đề nghị. Ngày 5 tháng 6 năm 1960, Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, qua tự sắc Superno Dei nutu, CPGH Gioan XXIII thành lập 12 Ủy Ban và ba Văn Phòng. Các Ủy Ban được tuyển chọn trong toàn thế giới, tương đương với những Thánh Bộ của Giáo Triều Rôma với các bộ trưởng tương ứng. Ủy Ban Trung Ương do Đức Giáo Hoàng là Chủ tịch và Tổng Thư ký là Đức Cha Felici, về sau là Tổng thư ký Công Đồng.
 
Sau giai đoạn tiền chuẩn bị, từ 17-5-1959 đến 5-6-1960, và giai đoạn chuẩn bị từ 14-11-1960 đến 10-10-1962, Công Đồng Vaticanô II mở kỳ họp đầu tiên từ 11-10-1962. Có 2.904 Nghị Phụ được mời và từ 2086 đến 2449 tham dự các lần họp. ChPh. GH. Gioan XXIII hướng dẫn: “Công Đồng cởi mở với thế giới; thông cảm chứ không lên án tuyệt thông; xót thương hơn là khắc khe; nhận chân rằng thế giới cũng rất nhậy cảm, không chấp nhận sai lầm; loan truyền Phúc Âm với niềm hy vọng hơn là với tâm trạng của “những tiên tri loan báo sự dữ” (Th. CĐ V. II, 29)
 
Từ tháng 10-1962 dến tháng 12-1965, Công Đồng có 4 kỳ họp:
 
- Kỳ họp đầu tiên từ 11-10 đến 8-12-1962 do CPGH. Gioan XXIII chủ trì.
 
CPGH. Gioan XXIII qua đời ngày 3-6-1963 và Đức GH. Phaolô VI kế vị, tiếp tuc Công Đồng.
 
- Kỳ họp thứ hai từ 29-9 dến 4-12-1963
- Kỳ họp thứ ba từ 14-9 đến 21-11-1964
- Kỳ họp thứ tư từ 14-9 đến 8-12-1965 (bế mạc).
 
Tại mỗi kỳ họp, Ủy Ban chuyên môn trình bày đề tài theo các sơ đồ hay lược đồ rất công phu và hội nghị thảo luận, rồi giao cho các Ban chuyên môn đúc kết thành tài liệu hay Văn Kiện.
 
Các Văn Kiện của Công Đồng Vaticanô II
 
Có 16 Văn Kiện, chia ra: 4 Hiến Chế; 9 Sắc Lệnh và 3 Tuyên Ngôn.
 
Hiến Chế là văn kiện đề cập đến những vấn đề có liên hệ trực tiếp đến Đức Tin, như:
 
- Hiến chế về Phụng Vụ Thánh – Sacrosanctum Concilium (SC hay PV)
- Hiến chế tín lý về Giáo HộiLumen Gentium (LG hay GH)
- Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa – Dei Verbum (DV hay MK)
- Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay – Gaudium et Spes (GS hay MV)
 
Sắc Lệnh, đúc kết các đóng góp ý kiến và đề nghị cụ thể về các vấn đề trong Giáo Hội, như:
 
- Sắc lệnh về các phương tiện Truyền Thông xã hội – Inter Mirifica (IM hay TT)
- Sắc lệnh về Giáo Hội Công Giáo Đông PhươngOrientalium Ecclesiarum (OE hay ĐP)
- Sắc lệnh về Hiệp NhấtUnitatis Reintegratio (UR hay HN)
- Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các Giám MụcChristus Dominus (CD  hay GM)
- Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống Dòng Tu Perfectae Caritatis (PC hay DT)
- Sắc lệnh về Đào Tạo Linh Mục – Optatam Totius (OT hay ĐT)
- Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân – Apostolicam Actuositatem (AA hay TĐ)
- Sắc lệnh về hoạt động Truyền Giáo của Giáo Hôi – Ad Gentes (AG hay TG)
- Sắc lệnh về chức vụ và đời sống Linh MụcPresbyterorum Ordinis (PO hay LM)
 
Tuyên Ngôn, nói về lập trường và đường hướng của Giáo Hội về mỗi vấn đề, như:
 
- Tuyên ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo – Gravissimum Educations (GE hay GD)
- Tuyên ngôn về Tự Do tôn giáo – Dignitatis Humanae (DH hay TD)
- Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo Hội với các Tôn giáo Ngoài Kitô-GiáoNostra Aetate
(NA hay NK).
 
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo
 
Sách được Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 11-10-1992, kỷ niệm 30 năm khai mạc Công Đồng Vaticanô II vì những điều căn bản hay nền tảng giáo huấn của Giáo Hội được soi chiếu và mở rộng nhờ các giáo huấn thu thập được từ các tài liệu của CĐ Vat. II. Sách có 4 phần:
 
Phần 1: Tuyên xưng Đức Tin, nhằm giải thích và trình bày những điều căn bản mà người Công Giáo phải tin, như “con người do Thiên Chúa tạo dựng và chỉ sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống khi liên kết với Thiên Chúa. Đức Giêsu, con Thiên Chúa, xuống thế làm người là mạc khải trọn vẹn của Thiên Chúa. Con người, để được ơn cứu rỗi, phải sống đích thực trong ơn nghĩa thánh.
 
Phần chính là những điều khoản trong Kinh Tin Kính được khai triển và giải thích cặn kẽ.
 
Phần 2 : Trình bày và giải thích về việc cử hành những mầu nhiệm trong cuộc sống Kitô-hữu. Nghi lễ Phụng Vụ dành cho Thiên Chúa Ba Ngôi; nhờ Phụng Vụ người tín hữu được ơn thánh hóa; cộng đoàn phụng vụ gặp gỡ Chúa và mang ơn ích cho con người nên trọn lành nhờ Thánh Thể và các Bí tích như quyền lực xuất phát từ Nhiệm Thể Chúa Kitô.
 
Phần 3 : Trình bày sự sống trong Chúa Kitô, từ phẩm giá con người, hạnh phúc, tự do đến giá trị luân lý. Trách nhiệm của người tín hữu đối với xã hội; vấn đề quyền bính, công bình, công lý, tham gia công tác xã hội và các luật lệ tự nhiên và công lý.
 
Phần 4 : Về đời sống cầu nguyện của người tín hữu, từ truyền thống đến hiện đại; lý do phải cầu nguyện; phương thức, đường hướng cầu nguyện theo cách Chúa cầu nguyện trong Phúc Âm; cầu nguyện là trọng tâm của Thánh Kinh và Kinh Lạy Cha, cầu nguyện Chúa Giêsu dạy.
(Tóm lược theo Lời Giới Thiệu Sách Giáo Lý tr. II - IV)
 
Tại sao chú trọng đến Năm Đức Tin
 
Trên đây là tóm lược căn bản về Công Đồng Vat. II và Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Nói đến Công Đồng là nói đến Đức Tin vì chú tâm của Cộng Đồng là làm cho đời sống Kitô-hữu “có ý thức, linh động và hữu hiệu” (PV, 11) nhờ Đức Tin là hồng ân được lãnh nhận khi chịu Phép Rửa Tội. Đức Tin được đề cập đến trong các Hiến Chế, giúp các tín hữu tham dự Phụng Vụ Thánh với lòng tin vững vàng, sống động. Đào sâu Đức Tin về mầu nhiệm Giáo Hội để sống xứng đáng là Dân Thiên Chúa từ các phẩm trật trong Giáo Hội đến giáo dân. Mạc Khải của Thiên Chúa giúp chú trọng đến Lời Chúa trong Thánh Kinh; quan tâm đến học hỏi và áp dụng Lời Chúa trong cuộc đời. Hiến Chế Mục Vụ là kho tàng soi dẫn về Giáo Hội trong thế giới ngày nay để Dân Thiên Chúa được sống Vui Mừng và Hy Vọng với các tiến bộ của văn minh, khoa học, kỹ thuật, chứ không phải lo âu, run sợ về biết bao đại họa có thể xảy đến.
 
Đức Tin là công trình của Chúa Thánh Thần ban cho từ hồng ân Phép Rửa Tội, giúp các Kitô-hữu hiệp nhất với nhau (HN 2, 3, 14, 15, 17, 22) và mở lòng cho người ngoài Kitô-giáo tin vào sứ điệp Phúc Âm (TG 7, 15, 21, 23). Đồng thời Giáo Hội, noi gương Chúa Giêsu, hoàn toàn tôn trọng tự do của con người, chống lại mọi hình thức cưỡng bách trong việc chấp nhận Đức Tin (TD 6, 9, 10, 11). Các vị lãnh đạo Giáo Hội, như giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục, phải nhận thấy Giáo Hội là cộng đoàn những người sống Đức Tin, Đức Cậy, Đức Mến (GH 8, 65; GM 16, 36). Các linh mục, dù ngày nay có rất nhiều chướng ngại mới cho đời sống Đức Tin (LM 22), nhưng phải được giúp đỡ để lấy Đức Tin đặt nền móng cuộc đời (ĐT 14; LM 22) hầu trở nên nhà giáo dục Đức Tin của tín hữu (LM 6, 13).  Đức Tin giúp người tín hữu hội nhập vào văn hóa (TG 15, 21; MV 58, 62); thi hành bổn phận truyền bá Đức Tin (TĐ 6; TG 5, 20, 21). Đức Tin và lý trí không loại trừ nhau; trái lại phương pháp khoa học không đi ngược với Đức Tin (TG 22; MV 36; GD 10).
 
Sách Giáo Lý và Đức Tin
 
Mở đầu Sách Giáo Lý, Chân Phước GH. Gioan Phaolô II đã ban hành Tông hiến Kho Ký Thác Đức Tin - Fidei Depositum, xác nhận việc giảng dạy giáo lý là sứ mạng mà Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội và Giáo Hội chu toàn ở mọi thời đại. Nhờ tinh thần của Công Đồng Vat. II, “Giáo Hội chú tâm vào việc trình bày cách thanh thản về sức mạnh và vẻ đẹp của giáo lý Đức Tin” (FD, GL tr. 6). Qua suốt bốn năm trường làm việc, các Nghị phụ đã soạn thảo những chỉ thị mục vụ cho tất cả Giáo Hội, làm định hướng cho “cuộc canh tân về tư duy, về hoạt động, về lối sống, về sức mạnh luân lý, về niềm vui và hy vọng, vì đó chính là mục đích của Cộng Đồng. Sách Giáo Lý là tóm tắt tất các giáo huấn công giáo về Đức Tin thích ứng với các Kitô-hữu.”
 
Trần Văn Trí AN43 (tháng 4-2013)

Tác giả: Trần Văn Trí AN43

Nguồn tin: cuucshuehn.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay27,136
  • Tháng hiện tại587,465
  • Tổng lượt truy cập67,612,312
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây