Làm thế nào nói về Thiên Chúa hôm nay?

Thứ năm - 29/11/2012 09:17

-

-
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành bài giáo lý đức tin trong buổi tiếp kiến chung ngày 28.11.2012 để nói về vấn đề “làm thế nào nói về Thiên Chúa hôm nay, làm thế nào loan truyền Tin Mừng để mở thế giới ra với chân lý cứu độ…”, đó là “bắt chước phương thức hành động của Thiên Chúa, Đấng đã đi vào trong tương giao với con người”.
“LÀM THẾ NÀO NÓI VỀ THIÊN CHÚA HÔM NAY ?”
 
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dành bài giáo lý đức tin trong buổi tiếp kiến chung ngày 28.11.2012 để nói về vấn đề “làm thế nào nói về Thiên Chúa hôm nay, làm thế nào loan truyền Tin Mừng để mở thế giới ra với chân lý cứu độ…”, đó là “bắt chước phương thức hành động của Thiên Chúa, Đấng đã đi vào trong tương giao với con người”.
 
Đối với Đức Thánh Cha, “nói về Thiên Chúa trước tiên có nghĩa là xác tín mang đến cho người thời đại chúng ta một vị Thiên Chúa đã nói với chúng ta. Không phải một vị Thiên Chúa trừu tượng, một giả thuyết về Thiên Chúa, nhưng là một Thiên Chúa cụ thể, một Thiên Chúa đang hiện hữu, đã đi vào trong lịch sử và hiện diện trong lịch sử”. “Trong Chúa Giêsu, chúng ta thấy khuôn mặt của Thiên Chúa, Đấng đã đến ngập chìm trong nhân loại để dạy cho con người nghệ thuật sống và con đường hạnh phúc, việc giải thoát khỏi tội lỗi và cách thức trở thành con Thiên Chúa cách trọn vẹn…”
 
Vì thế, chúng ta phải đề nghị “Thiên Chúa của Chúa Giêsu-Kitô như câu trả lời cho vấn đề căn bản của cuộc sống : tại sao sống, sống thế nào. Điều này đòi hỏi liên lỉ lớn lên trong đức tin, trong sự thân mật với Chúa Giêsu và với Tin Mừng, trong một sự hiểu biết sâu xa về Thiên Chúa và một sự dấn thân hoàn toàn trong kế hoạch cứu độ của Ngài…Không sợ sự khiêm tốn của những bước nhỏ bé, chúng ta phải tin tưởng vào nắm men thấm nhập chậm rãi đấu bộ để làm cho nó dậy men. Phúc Âm hóa dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần cần có sự đơn sơ, một sự trở về với cái thiết yếu trong việc loan báo Tin Mừng…về Thiên Chúa tình yêu đã đến gần con người trong Chúa Giêsu-Kitô cho đến thập giá và sự phục sinh để mở ra cho chúng ta con đường đến sự sống đời đời”.
 
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nhắc lại rằng đối với thánh Phaolô, “thông truyền đức tin không có nghĩa là đề nghị bản thân mình, nhưng công bố những gì đã thấy và đã nghe trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, giải thích làm thế nào cuộc gặp gỡ này đã làm đảo lôn cuộc sống của ngài…Ngài không bằng lòng chỉ rao giảng, nhưng đã dấn thân toàn con người và  cuộc sống của mình trong công trình lớn lao của đức tin. Thực ra, để nói về Thiên Chúa, cần phải dành chỗ cho Ngài vì chính Ngài đang hành động xuyên qua những yếu đuối của chúng ta… Càng đặt Ngài ở trung tâm các hành vi của chúng ta, thì sự thông truyền của chúng ta sẽ đạt kết quả…”
 
“Và rồi chúng ta phải tự hỏi làm thế nào Chúa Giêsu, khi nói về Chúa Cha…và về Vương Quốc, đã thông truyền lòng trắc ẩn đối với sự  vất vả của cuộc sống con người… Chúng ta nhận thấy trong các Tin Mừng Ngài đã quan tâm đến mỗi một trường hợp mà Ngài đã gặp như thế nào, làm thế nào Ngài đã ngập chìm trong thực tại của con người thời Ngài, hoàn toàn tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa Cha…Nơi Ngài, việc loan báo và cuộc sống được hòa lẫn. Chúa Giêsu đã luôn dạy dỗ trên cơ sở mối tương quan trực tiếp với Chúa Cha, theo một cách thức đã trở thành chính yếu đối với các kitô hữu. Phương thức sống của chúng ta trong đức tin và đức ái là một phương thế nói về Thiên Chúa giữa đời thường, vì chúng ta đang sống trong Chúa Kitô tính khả tín của những gì chúng ta nói bằng những lời của Ngài.
 
Chính vì thế chúng ta phải quan tâm đến các dấu chỉ của thời đại, đến tiềm năng của chúng, đến những ngăn trở và những mong đợi đang trải qua nền văn hóa như là nhu cầu về tính đích thực và sự siêu việt, sự quan tâm đến việc bảo vệ thiên nhiên… Nói về Thiên Chúa do đó có nghĩa là làm cho hiểu bằng lời nói và hành động rằng Ngài không phải là kẻ cạnh tranh của cuộc đời chúng ta nhưng là người bảo đảm cho cuộc sống đó, người bảo đảm cho sự cao cả của con người. Điều đó có nghĩa là thông truyền cách đơn sơ và mạnh mẽ điều cốt lõi, tức là Thiên Chúa của Chúa Giêsu-Kitô, vị Thiên Chúa đã cho thấy sự cao cả của tình yêu của Ngài bằng việc nhập thể, chết và phục sinh vì chúng ta, vị Thiên Chúa yêu cầu chúng ta bước theo Ngài và để cho tình yêu bao la của Ngài biến đổi…, vị Thiên Chúa đã trao ban Giáo Hội, để cùng nhau tiến bước, trong Lời Chúa và trong các Bí tích, để đổi mới nhân loại và để Giáo Hội trở nên Thành đô của Thiên Chúa”.

Theo VIS

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.wordpress.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay13,721
  • Tháng hiện tại644,727
  • Tổng lượt truy cập57,930,596
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây