Quan hệ với Trung Quốc phải dựa trên nền tảng đức tin

Thứ ba - 26/02/2013 02:45

-

-
Chúng ta cần thừa nhận bản chất ngoại giao của Vatican khác với các nước khác. Vatican phải tuân thủ các nguyên tắc đức tin vì mục tiêu cuối cùng của Vatican là mục vụ. Vì thế nếu thiết lập quan hệ mà phải trả giá bằng đức tin của chúng ta, thì mối quan hệ đó là một cái vỏ trống rỗng không có lợi cho cả hai bên.
Quan hệ với Trung Quốc phải dựa trên nền tảng đức tin
 
Đấng kế vị Đức Thánh cha có thể sẽ tiếp tục chính sách về Trung Quốc hiện nay của Vatican.
 
Từ khi có tin Đức Thánh cha Bênêđictô XVI từ nhiệm, truyền thông quốc tế phân tích những việc họ xem là thất bại và thành công trong triều đại giáo hoàng của ngài.
 
Trong khi một số báo chí thế tục tin rằng Đức Thánh cha đã thất bại trong quan hệ Trung Quốc – Vatican, tôi nghĩ người Công giáo Trung Quốc rất tín nhiệm Đức Giáo hoàng người Đức vì những việc ngài đã làm cho Giáo hội Trung Quốc.
 
Trong tám năm làm giáo hoàng, Đức Bênêđictô đã nâng hai giám mục Hồng Kông – Joseph Zen Ze-kiun và John Tong Hon – lên hàng hồng y.
 
Ngài còn bổ nhiệm Đức Hồng y Fernando Filoni làm tổng trưởng Thánh bộ Truyền giáo và Đức Tổng giám mục Savio Hon Tai-fai làm tổng thư ký thánh bộ này. Thánh bộ chịu trách nhiệm truyền giáo trên toàn thế giới trong đó có Trung Quốc.
 
Bốn nhân vật này có được kiến thức sâu sắc về Giáo hội Trung Quốc thông qua kinh nghiệm dạy học tại các chủng viện đại lục và nghiên cứu về đời sống Giáo hội trong quốc gia cộng sản này.

Ngoài ra, vào năm 2007 Đức Bênêđictô còn thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia và thừa sai xử lý các vấn đề quan trọng liên quan đến Giáo hội Trung Quốc.
 
Tông thư của Đức Giáo hoàng thần học gia là sự đáp ứng nhu cầu lâu nay của người Công giáo Trung Quốc, họ cần những hướng dẫn rõ ràng về một số vấn đề chính liên quan đến đời sống đức tin của họ.
 
Ngài không tránh đề cập đến tình trạng căng thẳng giữa cộng đoàn Công giáo "công khai" và "không được đăng ký" nhưng chỉ ra những vấn đề của họ, cũng như vị trí của Giáo hội khi đối thoại với chính quyền cộng sản.
 
Trong phần chú thích cuối trang, tông thư còn bác bỏ việc thành lập Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc và tuyên bố hội này không phù hợp với giáo lý Công giáo.
 
Tổ chức được chính quyền công nhận này ủng hộ một nguyên tắc Giáo hội độc lập cũng như việc chính quyền can thiệp vào chuyện bổ nhiệm giám mục, đây là các nguồn chính gây xung đột giữa hai cộng đoàn và với nhà chức trách dân sự.
 
Tông thư của Đức Thánh cha đưa ra hướng dẫn rõ ràng và ấn định một ngày cầu nguyện thêm sức mạnh tinh thần cho người Công giáo. Trong khi đó, nhóm chuyên gia do ngài triệu tập và ủy ban do ngài thành lập đang cố gắng bảo đảm duy trì hướng dẫn của ngài lâu dài nhằm giúp bình thường hóa đời sống đức tin của người Công giáo Trung Quốc. Tất cả điều này hoàn toàn phản ánh sự quan tâm lo lắng của ngài đối với Giáo hội Trung Quốc.
 
Vatican dưới sự lãnh đạo của ngài đang can đảm nói "không" với chế độ cộng sản lớn nhất thế giới. Khi Trung Quốc quyết định tấn phong các ứng viên thích hợp làm giám mục một lần nữa, sau những nỗ lực trước đó vào năm 2006, trước hết Tòa Thánh thuyết phục các ứng viên giám mục suy nghĩ lại. Sau khi những nỗ lực này thất bại, Tòa Thánh công khai tuyên bố giáo sĩ nhậm chức giám mục mà không có sự ủy quyền của Đức Thánh cha sẽ chịu vạ tuyệt thông ngay lập tức, lần đầu tiên vào năm 2011.
 
Cho đến nay, đã có ba giám mục bất hợp thức bị vạ tuyệt thông và Tòa Thánh dường như sẵn sàng áp dụng giáo luật lại nếu cần.
 
Những nỗ lực dẫn dắt Giáo hội Trung Quốc trở lại đàn chiên trong Giáo hội hoàn vũ của Đức Bênêđictô có thể thấy rõ. Từ quan điểm này, tôi nghĩ ý định của ngài dễ hiểu.
 
Do thừa kế sự lựa chọn duy trì tính toàn vẹn của đức tin Công giáo và Giáo hội Trung Quốc và nỗ lực đột phá thông qua thỏa hiệp, Đức Bênêđictô đã phải chọn con đường cũ thay cho quan hệ ngoại giao.
 
Mặc dù một số người chỉ trích có thể xem việc ngài làm đúng theo nguyên tắc Giáo hội là "bảo thủ", chúng ta cần thừa nhận bản chất ngoại giao của Vatican khác với các nước khác. Vatican phải tuân thủ các nguyên tắc đức tin vì mục tiêu cuối cùng của Vatican là mục vụ.
 
Vì thế nếu thiết lập quan hệ mà phải trả giá bằng đức tin của chúng ta, thì mối quan hệ đó là một cái vỏ trống rỗng không có lợi cho cả hai bên.
 
Những đồn đoán ai sẽ là giáo hoàng kế tiếp đã bắt đầu. Khi ngày càng có nhiều lời kêu gọi đối thoại, người Công giáo Trung Quốc tất nhiên quan ngại người kế vị Đức Bênêđictô sẽ thay đổi hoàn toàn chính sách Trung Quốc của ngài và lại nhượng bộ chế độ này.
 
Đức Thánh cha 85 tuổi tỏ ra ngài sẽ không cố tác động đến người kế vị. Nhưng vì chính sách của ngài dựa trên các nguyên tắc đức tin Công giáo, tôi tin rằng bất kỳ ai trở thành tân giáo hoàng đều không thể làm ngơ hay dễ dàng đảo lộn các chính sách đó, nhưng sẽ phải tiếp tục đi theo con đường của Đức Bênêđictô.
 
Đức Thánh cha Bênêđictô XVI có thể đã đánh mất mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với chế độ cộng sản này. Tuy nhiên, sự đóng góp của ngài trong việc duy trì tính toàn vẹn đức tin của Giáo hội Trung Quốc đủ to lớn để mang lại cho ngài một vị trí trong lịch sử Giáo hội.
 
Lucia Cheung từ Hồng Kông

Tác giả: Lucia Cheung

Nguồn tin: vietnam.ucanews.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập813
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm812
  • Hôm nay86,188
  • Tháng hiện tại1,383,658
  • Tổng lượt truy cập58,669,527
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây