Sách nhập khẩu cho trẻ em và sự trống rỗng của người lớn

Chủ nhật - 17/03/2013 04:40

-

-
Những thông tin về sách mầm non và lớp 1 được nhập khẩu từ Trung Quốc gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Dạy cho trẻ em lứa tuổi vỡ lòng của nước mình bằng cách nhận biết lá cờ của Trung Quốc quả thực là sai sót không thể chấp nhận được.
Sách nhập khẩu cho trẻ em và sự trống rỗng của người lớn
 
Những thông tin về sách mầm non và lớp 1 được nhập khẩu từ Trung Quốc gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Dạy cho trẻ em lứa tuổi vỡ lòng của nước mình bằng cách nhận biết lá cờ của Trung Quốc quả thực là sai sót không thể chấp nhận được.
 

(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
Nhưng vấn đề không chỉ là những trang sách in hình quốc kỳ Trung Quốc, mà còn ở chỗ khác. Đó là, trách nhiệm của các chuyên gia, học giả Việt Nam và của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc biên soạn sách tham khảo cho trẻ nhỏ.
 
Việt Nam có lực lượng giáo sư, tiến sĩ đông hơn các nước trong khu vực. Tại sao trong lực lượng này không có ai biên soạn sách tham khảo cho trẻ em mà phải nhập khẩu từ Trung Quốc? Học giả, chuyên gia giáo dục ở đâu? Bộ Giáo dục & Đào tạo không có sự chuẩn bị đầy đủ cho việc giáo dục mầm non và lớp 1, bỏ lại khoảng trống sách tham khảo cho Trung Quốc lấp vào?
 
Các công ty kinh doanh văn hóa phẩm thấy nhập sách có lợi là họ làm, nhà xuất bản thấy có lợi là cho in. Cờ Trung Quốc hay cờ của nước nào đối với nhà kinh doanh không quan trọng bằng lợi nhuận. Nhưng thử hỏi, nếu như trong nước có nhiều sách giáo dục chất lượng, thuyết phục được phụ huynh và các trường học, thì sách nhập khẩu không thể có đất sống.
 
Các loại sách khoa học cao cấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị của các nước, tất nhiên phải mua bản quyền để dịch. Các cuốn sách đó là kho tàng tri thức của nhân loại, hỗ trợ cho việc học hành, nghiên cứu trong nước. Nhưng sách giáo dục mầm non, lớp 1 mà cũng phải cậy vào Trung Quốc thì không thể chấp nhận.
 
Về khía cạnh khoa học, dạy cho trẻ em Việt Nam hoàn toàn không nên sử dụng sách của Trung Quốc. Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng và sự tiếp nhận văn hóa dân tộc ở lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. Trẻ em Việt Nam cần một bộ sách rèn luyện trí thông minh và khai tâm mở trí, trong đó kiến thức vỡ lòng cần gắn liền với thông tin về đất nước, quê hương, văn hóa Việt Nam. Đối với những yêu cầu này, các bộ sách của Trung Quốc không thể đáp ứng được.
 
Việt Nam có nền khoa học kỹ thuật và công nghệ lạc hậu nên phải nhập khẩu máy móc, thiết bị; có một nền sản xuất yếu kém nên phải nhập khẩu hàng hóa từ các nước đã là điều không hay. Thế nhưng đến bộ sách dạy cho trẻ em cũng không tự biên soạn đầy đủ, phải nhập khẩu thì biết bao giờ mới đủ sức cạnh tranh với sự sôi động của thị trường thế giới hôm nay!
 
Lê Chân Nhân
http://dantri.com.vn/blog/sach-nhap-khau-cho-tre-em-va-su-trong-rong-cua-nguoi-lon-707198.htm

Lãnh thổ quốc gia là tối thượng!
 
(Dân trí) - Vào ngày này cách đây 25 năm (14/3/1988), Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đảo Gạc Ma, sát hại 64 người con của Tổ quốc đang canh giữ đất đai tổ tiên. Nỗi đau vẫn còn đó. Việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc luôn là tối thượng…
 
Gần đây, một loạt các cơ quan, doanh nghiệp đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc in ấn và quảng bá sản phẩm vi phạm qui định của Nhà nước Việt Nam.
 
Quả cầu của VietinBank Ninh Bình không có hình quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
 
Lô gô bản đồ Việt Nam quảng cáo sản phẩm thời trang thương hiệu motviet được bày bán tại siêu thị BigC Thăng Long không có chủ quyền vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Sách của NXB Sư phạm, NXB Mỹ thuật…  in cờ Trung Quốc cắm trên cổng trường và ở phần tập đánh vần chữ “cờ”.
 
Thậm chí, bộ sách "Tiếng Hoa dành cho trẻ em" của Nhà xuất bản (NXB) Tổng hợp TP.HCM bài học 14, trang số 35 còn in cả hình đường lưỡi bò.
 
Nghiêm trọng hơn, gian trưng bày triển lãm tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức còn quảng bá hình ảnh cho nước láng giềng Trung Quốc.
 
Tất cả những sơ xuất trên đều không thể chấp nhận, đều rất đáng trách bởi nó không chỉ thể hiện sự lơ là, cẩu thả mà còn là biểu hiện ý thức đối với giang sơn đất nước. Nhất là ở giai đoạn hiện nay, khi Trung Quốc đang ngày đêm dùng mọi biện pháp, từ những hành động nhỏ nhất hòng xâm lấn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam chúng ta thì sự tắc trách trên là đáng lên án.
 
Đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều người, nhiều thế hệ như các sách của những NXB trên.
 
Tuy không giống như các NXB trên, song trường hợp gian hàng của Tổng cục Du lịch cũng rất đáng lên án. Lý do thứ nhất, đoàn do ông Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn, một trong những lãnh đạo cao cấp của Bộ VH-TT&DL làm trưởng đoàn. Thứ hai, sự việc xảy ra trên trường quốc tế, nơi có năm châu bốn biển nhìn vào.
 
Đây không thể coi là những sơ xuất bình thường nên cần có những biện phám xử lý nghiêm khắc bởi lãnh thổ quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc luôn là tối thượng.
 
Vì vậy, những việc làm tắc trách trên đáng bị lên án.
 
Bùi Hoàng Tám
http://dantri.com.vn/blog/lanh-tho-quoc-gia-la-toi-thuong-706629.htm

Nguồn tin: Báo Dân Trí.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập771
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm766
  • Hôm nay177,882
  • Tháng hiện tại1,090,146
  • Tổng lượt truy cập57,191,783
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây