"Auld Lang Syne” - Ca khúc chào năm mới phổ biến hơn cả bài ‘Happy New Year'

Thứ ba - 01/01/2019 20:46

-

-
“Happy New Year” chỉ đặc biệt nổi tiếng ở Việt Nam, Thụy Điển và một số quốc gia khác. Ca khúc năm mới phổ biến nhất trên thế giới thuộc về "Auld Lang Syne” - bài hát dân ca truyền thống được phổ nhạc từ một bài thơ Scotland do Robert Burn sáng tác vào năm 1788.
"Auld Lang Syne” - Ca khúc chào năm mới phổ biến hơn cả bài ‘Happy New Year'
 
Mỗi năm mới sang, giai điệu ca khúc “Happy new year” lại vang lên hầu khắp nơi ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn hàng đầu trong dịp đón xuân về ở nhiều nơi trên thế giới.
 

Auld Lang Syne” là ca khúc mừng năm mới nổi tiếng nhất thế giới, không phải "Happy new year".
 
Sự phổ biến của ca khúc “Happy New Year”, do nhóm nhạc huyền thoại ABBA thể hiện, tại Việt Nam khiến hầu hết mọi người nghĩ nó cũng được các nước trên thế giới yêu thích vào dịp năm mới sang.
 
Thực tế không phải vậy, “Happy New Year” chỉ đặc biệt nổi tiếng ở Việt Nam, Thụy Điển và một số quốc gia khác. Ca khúc năm mới phổ biến nhất trên thế giới thuộc về "Auld Lang Syne” - bài hát dân ca truyền thống được phổ nhạc từ một bài thơ Scotland do Robert Burn sáng tác vào năm 1788.
 
Theo truyền thống, “Auld Lang Syne” được hát khi đồng hồ điểm vào 0h đêm giao thừa giữa năm cũ và năm mới, biểu thị cho sự khởi đầu mới.
 
Ca khúc này không chỉ được sử dụng vào năm mới, mà còn vang lên trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và thay cho lời kết thúc hoặc chia tay vào nhiều dịp khác.
 

Phiên bản Auld Lang Syne do Mariah Carey thể hiện.
 
Ý nghĩa của “Auld Lang Syne”
 
Tiêu đề của bài thơ Scotland mang ý nghĩa “rất lâu về trước”, “ngày tháng trôi qua” hoặc “thời xưa cũ”…
 
Bài thơ ban đầu chỉ có 5 câu thơ, kêu gọi mọi người nâng cốc cho những ngày đã qua. Ý nghĩa này thích hợp cho những dịp như năm mới.

 
 
Năm 1793, Robert Burns đã gửi bài thơ của mình cho James Johnson, khi Johnson đang biên soạn cuốn sách tập hợp các bài hát cổ của Scotland - Bảo tàng âm nhạc Scotland.
 
Burns đã gửi lời bài hát của mình kèm dòng mô tả: “Ca khúc này là một ca khúc cũ, của thời xa xưa, chưa bao giờ được in, thậm chí chưa từng có bất kỳ bản thảo nào cho đến khi tôi lấy nó từ một ông cụ”.
 
“Auld Lang Syne” từng được sử dụng trong rất nhiều chương trình truyền hình và phim ảnh, một trong số đó là những ảnh quay kinh điển nhất trong rạp chiếu phim.
 
Trong tác phẩm về đề tài thảm họa “The Poseidon Adventure” (1972, tựa Việt: Chuyến tàu định mệnh), giai điệu ca khúc vang lên thể hiện sự diệt vong, khi sóng biển nhấn chìm con tàu xa xỉ SS Poseidon.
 
“Auld Lang Syne” cũng được phát lên trong cảnh cuối của bộ phim hài lãng mạn “When Harry Met Sally” rất được yêu thích năm 1989, khép lại câu chuyện tình yêu đẹp đẽ của cặp đôi chính.
 
Nhiều năm trôi qua, những câu chữ trong “Auld Lang Syne” vẫn nguyên vẹn ý nghĩa, được nhiều quốc gia trên thế giới yêu thích vào dịp năm mới, giống như “Happy New Year” tại Việt Nam.

 

Tác giả: Theo Tú Oanh (Theo Express, Gwcaia)

Nguồn tin: Báo Tiền Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay27,391
  • Tháng hiện tại565,430
  • Tổng lượt truy cập56,667,067
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây