Những ai cần trì hoãn tiêm chủng vacxin Astrazeneca?

Thứ sáu - 18/06/2021 08:22
Thông tin cần biết trước khi quyết định tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 của AstraZeneca và nội dung khám sàng lọc
Những ai cần trì hoãn tiêm chủng vacxin Astrazeneca?
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CỦA ASTRAZENECA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 18 tháng 03 năm 2021)

I. Mục đích của khám sàng lọc

Nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện Nghị quyết số: 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

II. Phân loại các đối tượng

1. Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.

2. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Nhng người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.
- Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.
- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Người trên 65 tuổi.
- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

3. Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau đây phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện:

a) Người có tin sử dị ứng với các dị nguyên khác.
b) Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định.
c) Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
d) Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
- Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút
- Huyết áp:
+ huyết áp ti thiu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg
+ huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg
- Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

4. Chống chỉ định

Tiền sử phn vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

III. Khám sàng lọc trước tiêm chủng

1. Hi tiền sử bnh

1.1. Tình trạng sức khỏe hiện tại
- Phát hiện các bệnh cấp tính đang mắc, đặc biệt là tình trạng bệnh gợi ý COVID-19.
- Lưu ý đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (ARV).

1.2. Tiền sử tiêm vắc xin phòng COVID-19
Các vắc xin phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cần khai thác chính xác loại vắc xin và thời gian đã tiêm vắc xin.

1.3. Tiền sử dị ứng
- Tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (viêm mũi dị ứng, hen phế quản...).
- Tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (b, mẹ, con, anh chị em ruột...).
- Các loại dị nguyên đã gây dị ứng (côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...).
- Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ.
- Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

1.4. Tiền sử tiêm vắc xin khác trong 14 ngày qua.
1.5. Tiền sử mắc COVID-19.
1.6. Tiền sử điều trị huyết tương từ người đã được điều trị khỏi COVID-19.
1.7. Tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch.
1.8. Tiền sử bệnh nền.
1.9. Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông.
1.10. Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sa mẹ.

2. Đánh giá lâm sàng

2.1. Phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống:
- Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch tất cả những người đến tiêm.
- Đem nhịp thở và/hoặc SpO2 (nếu có) ở những người có bệnh nền hô hấp.

2.2. Quan sát toàn trạng
- Đánh giá mức độ tri giác bằng cách hỏi những câu hỏi về bản thân người đến tiêm. Lưu ý nhng người có bệnh nền nặng nằm liệt giường, mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Ghi nhận bt kỳ biu hiện bt thường nào quan sát thy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.

IV. Kết luận sau khám sàng lọc

- Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng.
- Trì hoãn tiêm chủng cho những trường hợp có các yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng.
- Chuyn tiêm và theo dõi tại bệnh viện cho những trường hợp có các yếu tố thận trọng.
- Không chỉ định tiêm cho nhng người có chng chỉ định tiêm chủng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Người thực hiện khám sàng lọc
Nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

2. Phương tiện
- Nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 (nếu có).
- Bảng kiểm khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (phụ lục kèm theo)

3. Ghi chép việc khám sàng lọc và lưu hồ 
- Đối tượng tiêm chủng được thăm khám nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.
- Thực hiện việc ghi chép, lưu giữ cơ sở dữ liệu tiêm chủng của các đi tượng vào phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân trên trang điện tử http//hssk.kcb.vn theo quy định hiện hành.
- Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng và Phiếu cam kết đng ý tiêm chủng được lưu tại điểm tiêm chủng. Thời gian lưu là 15 ngày.
Các nội dung khác cn tuân thủ theo hướng dn tiêm chủng của Bộ Y tế./.

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/the-thao-y-te/Quyet-dinh-1624-QD-BYT-2021-huong-dan-kham-sang-loc-truoc-tiem-vac-xin-phong-COVID19-467942.aspx

Tác giả: Bộ Y tế

Nguồn tin: thuvienphapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay27,241
  • Tháng hiện tại565,280
  • Tổng lượt truy cập56,666,917
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây