Sợ hãi sự sợ hãi

Chủ nhật - 31/03/2013 20:39

-

-
Các nhà tâm lý học nói với chúng ta rằng sự sợ hãi là một điều gì đó mà mỗi người trong chúng ta đều trải nghiệm một mình và rằng vai trò quan trọng của nó là để chuẩn bị cho chúng ta “bỏ chạy hoặc chiến đấu”. Có một số sợ hãi lành mạnh. Có những thứ sợ hãi hủy diệt ta.
Sợ hãi sự sợ hãi
 
Đây là những thời kỳ khó khăn: các vực thẳm tài chính, kiểm soát súng đạn, lạm dụng tình dục, các nhà độc tài đàn áp, việc trái đất đang ấm lên, các cuộc khủng hoảng kinh tế, sự trỗi dậy của chủ nghĩa thế tục, những đe doạ [vũ khí] hạt nhân tiềm tàng, các phương pháp tiếp cận với những người tìm tỵ nạn. Đó là chỉ mới kể ra một số nhỏ. Garry Everett viết: Dường như ở mỗi mọi nơi mọi lúc trong cuộc sống chúng ta, chúng ta phải đương đầu với một số hình thức sự sợ hãi. Nhưng như Franklin D. Roosevelt đã hùng hồn nói: “ĐIỀU DUY NHẤT CHÚNG TA PHẢI SỢ, LÀ CHÍNH SỰ SỢ HÃI”
 
 
Các nhà tâm lý học nói với chúng ta rằng sự sợ hãi là một điều gì đó mà mỗi người trong chúng ta đều trải nghiệm một mình và rằng vai trò quan trọng của nó là để chuẩn bị cho chúng ta “bỏ chạy hoặc chiến đấu”. Có một số sợ hãi lành mạnh. Có những thứ sợ hãi hủy diệt ta. Sợ hãi có thể là một câu trả lời cho một việc gì đó không biết hoặc một mối đe doạ nhận thấy được.
 
Nó cũng có thể được dùng như một phương pháp để đạt được sự kiểm soát hoặc sự ưng thuận, phục tùng.
 
Một người Mỹ khác, nhà soạn kịch Arthur Miller, từng xuất bản vở kịch thành công có tựa đề The Crucible (lò nung); trong đó, ông thăm dò làm sao Hoa Kỳ của những năm thập niên 1950 lại bị kiểm soát một cách tinh vi bằng cách dùng sự sợ hãi chủ nghĩa cộng sản.
 
Sự sợ hãi nầy được sử dụng như một sức mạnh chính trị chỉ 20 năm sau khi Roosevelt yêu cầu người Mỹ đề cao cảnh giác về sự sợ hãi vốn làm tê liệt những sáng kiến cần thiết để làm cho Hoa Kỳ nên mạnh mẽ trong một thời kỳ suy thoái.
 
Đôi khi cũng bằng một cách tương tự, Giáo Hội Công Giáo đã sử dụng sự sợ hãi cho những mục tiêu của riêng mình. Một danh mục sách cấm được công bố vì Giáo Hội lo sợ rằng các tín hữu bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng khác biệt từ những kẻ gắn bó vào chúng. Sợ hãi thường là ý tưởng cơ bản trong rất nhiều những cuộc tĩnh tâm được thực hiện bởi những linh mục được huấn luyện đặc biệt theo hình thức ‘thuyết phục’ nầy.
 
Sự sợ hãi một Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ đã từng là một viễn cảnh thần học bình dân được dùng để đạt được sự phục tùng.
 
Công Đồng Vatican II đã phải đương đầu với sự sợ hãi thế giới hiện đại và sự sợ hãi kèm theo của Giáo Hội đang trở thành không còn thích hợp. Sợ mất thể diện, đã làm động cơ cho rất nhiều trong những câu trả lời ban đầu của các thẩm quyền Giáo Hội về những vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Có nhiều ví dụ khác trong đó chúng ta, với tư cách cá nhân hoặc Giáo Hội, đã bị sự sợ hãi thúc đẩy để phản ứng bằng những cách nhất định, hoặc kiềm chế bằng những cách nhất định.
 
Khi chúng ta cư xử tự chủ bởi vì sự kiềm chế sợ hãi đòi hỏi chúng ta phải làm như thế, chúng ta trở nên ý thức rằng cách cư xử dựa vào sự sợ hãi như vậy (kiềm chế hoặc phản ứng) góp phần vào một số những mất mát các điều mà chúng ta coi trọng. Hãy đưa ra một ít ví dụ:
 
• Một khả năng phán đoán cái đúng và cái sai
 
Khi Giáo Hội lo sợ mất thể diện đến vậy ở giữa cuộc khủng hoảng những vụ lạm dụng tình dục, các nhà lãnh đạo Giáo Hội chọn những cách sai để đáp lại trong nhiều trường hợp. Hình ảnh đã trở nên quan trọng hơn là tính chính trực.
 
• Một khả năng phán đoán sự thật
 
Khi các nhà cầm quyền nói những lời dối trá vì họ sợ sự thật hoặc sợ mất quyền kiểm soát, họ trở nên bị thao túng vì sự sợ hãi. Các phương tiện tuyền thông đã từng là hình ảnh thu nhỏ của ý tưởng tự do ngôn luận. Ngày nay, lời nói dối đã chiếm vị trí sự tự do trong lãnh vực công.
 
• Một khả năng phán đoán cách nhìn
 
Khi nhân dân Mỹ trở nên lo sợ cho sự an ninh của họ đến độ họ tán thành quyền cho các cá nhân được mang súng, thì sự sợ hãi của họ làm sinh ra quan điểm nguy hiểm rằng “lẽ phải luôn thuộc về kẻ mạnh”.
 
• Một khả năng phán đoán sự cảm thông
 
Khi nỗi sợ hãi tha nhân như khác biệt lạ lẫm chi phối cách cư xử của chúng ta, thì tình thương bị xói mòn hoặc bị đánh mất. Các quốc gia,các Giáo Hội, các cộng đồng và các cá nhân đang từ bỏ những con đường yêu thương. Sợ hãi, giận dữ và hận thù đang thế chỗ chúng. Có thể ở trung tâm các trải nghiệm đương thời của chúng ta về sợ hãi là ý thức việc đánh mất quyền kiểm soát. Các tổ chức, từ quốc gia đến gia đình, muốn có quyền kiểm soát như một thứ hình thức quyền không thể chuyển nhượng.
 
Nhằm bảo vệ ý thức về quyền nầy, chúng ta đã triển khai các khái niệm về hệ thống cấp bậc (mọi quyền lực tập trung ở chóp bu), về sự bất khả ngộ (mọi chân lý được xác định bởi cấp chóp bu), về quyền bính như là không thể nghi ngờ tranh cãi (tình trạng ép buộc là cách nầy), về tính thích hợp, thỉnh thoảng bị lẫn lộn với sự hợp nhất (và luôn chống lại với sự đa dạng và sự khác biệt).
 
Bằng việc dùng các cơ cấu và quy trình nầy, các tổ chức đã thử kiểm soát điều khiển các cư xử, qua những biểu hiện có liên quan của sự sợ hãi. Quả thật, nay hiếm tìm ra được những ví dụ các thảo luận căn cứ trên sự không sợ hãi.
 
Tôi nghi ngờ rằng ngay cả những thảo luận hiện hành về việc liệu CĐ Vatican II tượng trưng cho tính liên tục hoặc đoạn tuyệt, có bị truyền những chiều kích khác nhau của sự sợ hãi (đặc biệt nỗi lo sợ đánh mất quyền kiểm soát hoặc lo sợ bị kiểm soát) hay không.
 
Chúng ta phải giải quyết thế nào với cảm giác sợ hãi nầy lan toả và thấm nhập khắp mọi nơi trong cuộc sống chúng ta. Nên có một khởi đầu có ích bằng việc để ra thời giờ suy nghĩ về việc chúng ta sử dụng sự sợ hãi ra sao và bị sự sợ hãi lợi dụng như thế nào. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tự hỏi chúng ta đánh giá sự tồn tại khác nhau ra sao. Chúng ta có luôn nhìn thấy sự tồn tại khác nhau như một cái gì đó sai, thay vì nhìn thấy nó như một tặng phẩm. Một khởi điểm khác nữa là việc mô tả hai trung tâm học hỏi rất nổi tiếng.
 
Một [trung tâm] được mô tả như là một nơi cho những câu trả lời không bị đặt câu hỏi; [trung tâm kia] là nơi cho những câu hỏi không có câu trả lời. Một điểm nhập thứ ba thường gặp nhất trong các sách Phúc Âm là: Các con đừng sợ.
 
Bất cứ thế nào và bất kỳ nơi đâu chúng ta bắt đầu, quan trọng là chúng ta có bắt đầu. Nếu Roosevelt đúng, - rằng sự sợ hãi duy nhất là chính sự sợ hãi, - thì chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng tại sao điều nầy phải như thế, hoặc có thể tại sao nó lại không nên như vậy.
 
Tôi để những suy tư cuối cùng về đề tài nầy cho triết gia và nhà biếm hoạ Úc, Michael Leunig. Trong cuốn Phúc Âm của mình, ông viết:
 
Chỉ có hai cảm giác: yêu và sợ.
Duy nhất hai ngôn ngữ: yêu và sợ.
Duy nhất hai động cơ: yêu và sợ.
Duy nhất hai kết quả: yêu và sợ.
 
Nguyên tác: The Fear of Fear của Garry Everett
Nguồn: CathNews 30/01/2013
Nguyễn Thế Bài chuyển dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại812,108
  • Tổng lượt truy cập58,097,977
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây