Truyện Dài Hôn Nhân.

Thứ năm - 02/08/2012 10:13

-

-
Dưới cơn lốc xoáy của duy tục, ngọn sóng thần của chủ nghĩa vô thần, duy vật, duy khoái lạc và vị kỷ, những giá trị truyền thống đang bị cuốn phăng đi, dập vùi, và đang có nguy cơ biến mất. Trào lưu thời đại này không chỉ đáng buồn, mà còn hết sức nguy hiểm nữa. Đó là ý kiến của ĐTGM Charles J. Chaput của TGP Philadelphia.
Truyện Dài Hôn Nhân
 
Thật nhiều những ý tưởng ngổn ngang đến với tôi sau khi có dịp tham dự lễ cưới con gái một người bạn, một Thánh Lễ Hôn Phối long trọng một cách hiếm hoi, với sự hiện diện bất ngờ của một vị Giám Mục đến từ quê nhà, cùng sự có mặt thật đầy đủ các đấng các bậc tại điạ phương, chưa kể một vài vị đến từ xa, và từ bên kia bờ đại dương.

Ngổn ngang là thế này: thiên hạ vẫn tiếp tục dựng vợ gả chồng, thề nguyền chung sống cho đến khi “sự chết chia lìa đôi ta.” Những tờ hôn thú vẫn được nắn nót ký. Những lễ hôn phối được chứng kiến tiếp tục làm nẩy sinh những gia đình mới. Thế nhưng, chưa bao giờ như hôm nay, hôn nhân và gia đình liên tục trở thành mục tiêu đánh phá, diễu cợt của những trào lưu vô thần, duy tục, duy lợi, duy cá nhân, với nhịp sống lúc nào cũng có vẻ tất bật, hối hả, và chia trí, phản ảnh một nội tâm hoảng lọan, không yên bình. Trong bối cảnh ấy, hôn nhân dần dà trở thành một nhà tù, hôn thú biến thành bản án chung thân, và vợ chồng trở nên đối thù không đội trời chung.

 

Có bà kia đăng báo tìm chồng. Ngay ngày hôm sau bà ta nhận được cả hàng trăm lời nhắn, y chang như nhau: “You can have mine--Bà có thể lấy chồng tôi.” Chẳng thế mà thiên hạ mới kháo láo thế này: “Khi một phụ nữ cướp chồng bạn, thì không có cách trả thù nào tốt hơn là cứ để bà ta giữ chặt lấy ông ấy.” Vì sao thế? Bởi vì ‘một người phụ nữ chưa thực sự toàn hảo cho tới khi nàng kết hôn; để rồi đời nàng chấm hết từ đó!’

Về phía các ông thì cũng chẳng vừa. Thằng con hỏi bố: “Bố ơi, lấy vợ phải tốn bao nhiêu tiền?” Ông bố trả lời: “Tốn lắm con ơi! Đến giờ này mà bố vẫn còn phải gồng mình trả nợ đây.” Có chàng kia than thở: “Tôi không hề biết hạnh phúc đích thực là gì, mãi cho đến khi đã lập gia đình. Nhưng hỡi ơi, lúc ấy lại đã trễ mất rồi!” Có hai chàng trai tâm sự với nhau. Một chàng nói: “Vợ anh đúng là một thiên thần!” Chàng kia thở dài: “Thế thì anh may mắn quá, chứ còn vợ tôi thì nó vẫn còn…sống!”

Đúng là những luận điệu lập lại và khai triển câu nói thời danh của Jean Paul Sartre: “Tha nhân là địa ngục.” Trong nhiều gia đình, khi có chàng rể sinh tật nào đó, hay có cô dâu giở chứng, thì không ít người mách nước: “Bỏ quách thằng cha “phải gió” đó đi. Thiếu gì thằng khác ngon lành hơn!” hoặc “Dẹp ngay cái con “cà chớn” ấy đi!” Có thể những lời bàn ấy thốt ra từ cửa môi những người trong gia đình, họ hàng, bè bạn, nhưng có khi lại đến từ môi miệng chính các bậc làm cha, làm mẹ. Khi đó, không chỉ là “xúi trẻ con…,” mà còn là đang ‘vẽ đường cho hươu chạy,’ hoặc đang mở đường tội lỗi cho người khác sa vào. Cứ thế, cho dù là những tín hữu thuần thành, người ta vẫn cứ tỉnh bơ như không có chuyện gì xẩy ra. Như vậy làm sao mà tỉ lệ ly dị không tiếp tục gia tăng? Phải chăng phong trào hôn nhân đồng tính chính là một cách phản ứng—cho dù không phải là tích cực--trước sự tan rã quá dễ dàng của hôn nhân, sự đổ vỡ hàng loạt các gia đình, tỉ lệ gia tốc của ly dị, của bội thề, của sự kình chống kỳ quái giả tạo giữa người nam và người nữ, vốn dĩ được tạo dựng cho nhau, để thương yêu nhau, tương trợ nhau, bổ khuyết cho nhau, cho dù vẫn giữ nguyên sự khác biệt “tuyệt vời” của mỗi bên?

Chưa bao giờ như hôm nay, sống theo lương tâm Công giáo trong một xã hội tục hóa trở thành một thách đố cam go như thế! Ly dị, sống chung chạ không kết hôn, đồng tính luyến ái, ngừa thai, phá thai…đã trở thành hợp pháp. Mà hợp pháp có nghĩa là được phép, được làm thoải mái, vô tư, vô tội. Ngặt một nỗi là điều hợp pháp loại này dần dần lấn sân, mới đầu thì còn hơi là lạ, nhưng “lâu rồi đời mình cũng…quen.” Để rồi bỗng nhiên, không biết từ lúc nào, trở thành bó buộc, không làm không được, không làm thì sẽ bị phạt. Chỉ thị mới đây của Bộ Sức Khỏe là một điển hình. Thế là lương tâm và tự do tôn giáo trở thành vấn nạn.

Dưới cơn lốc xoáy của duy tục, ngọn sóng thần của chủ nghĩa vô thần, duy vật, duy khoái lạc và vị kỷ, những giá trị truyền thống đang bị cuốn phăng đi, dập vùi, và đang có nguy cơ biến mất. Trào lưu thời đại này không chỉ đáng buồn, mà còn hết sức nguy hiểm nữa. Đó là ý kiến của ĐTGM Charles J. Chaput của TGP Philadelphia. Ngài phân tích thêm rằng: “Hệ thống chính trị (của Hoa Kỳ) hiện nay giả định một xã hội dân sự vốn đã hiện hữu và đứng ngoài vòng kiềm chế của nhà nước. Theo mô hình của Mỹ, nhà nước chỉ có phạm vi khiêm tốn, được chế ngự bởi việc kiểm soát và thế quân bình. Các cơ chế trung gian như gia đình, hội thánh, và các cơ quan huynh đệ mới thực sự nuôi dưỡng sự sống cộng đoàn dân chính. Các cơ chế này đứng ở giữa cá nhân và nhà nước. Khi các cơ chế này sa sút, nhà nước liền điền ngay vào khoảng trống. Chính vì thế, điều thiết yếu của quyền tự do chính trị là phải bảo vệ các cơ chế trung gian này. Nhà nước hiếm khi nể sợ các cá nhân, bởi vì cá nhân đâu có quyền lực gì. Cứ cô lập hay phớt tỉnh đi là xong. Thế nhưng, các cộng đoàn có tổ chức thì lại khác, bởi vì chúng có sức đề kháng mà nhà nước không phớt lờ đi được.” (www.catholicculture.org, 07/27/2012--Buiding a Culture of Religious Freedom) Và rồi ĐTGM kết luận: Là thành viên của Hội Thánh Công giáo, chúng ta có thể thay đổi được thứ văn hóa duy tục này bằng cách tạo lập ra một nền văn hóa của tự do tôn giáo. “Ta phải kiến tạo tương lai. Không chỉ bằng hành động, nhưng còn bằng chính điều chúng ta tin tưởng và xác tín, bởi lẽ điều ta tin sẽ tạo nắn ra bản chất con người chúng ta…Văn hóa triển nở--một cách hữu cơ--từ chính tinh thần của một dân tộc—tùy theo cách sống của ta, tùy theo điều ta đang ấp ủ trong lòng, tùy theo điều ta đang sẵn sàng sống chết cho.”

Trở lại vấn đề hôn nhân: Vợ chồng Kitô giáo phải trở thành gương mặt tươi tắn và dịu ngọt của Hội Thánh; họ phải trở nên sứ giả hữu hiệu và xác tín nhất trong việc bộc lộ vẻ tươi đẹp của tình yêu được nâng đỡ và nuôi dưỡng bởi niềm tin, vốn là món quà mà Thiên Chúa quảng đại gửi đến cho ta một cách dồi dào, để ta mỗi ngày có thể khám phá ra ý nghĩa cuộc đời.” Đó là đại ý sứ điệp ĐTC Biển Đức XVI nhắn gửi đại hội lần thứ 11 của phong trào tu đức hôn nhân ”Equipes Notre Dame” vừa được tổ chức tại Brasilia, Ba Tây (xem Linh Tiến Khải, VietCatholic, 07/23/2012). ĐTC còn nhắn nhủ thêm rằng: “Vợ chồng Kitô giáo phải dùng chính cuộc sống mình--chứ không chỉ dùng lời nói--để rao truyền chân lý nền tảng về tình yêu con người và ý nghĩa sâu xa nhất của nó: “Một người nam và một người nữ yêu thương nhau, một nụ cười trẻ thơ, một mái ấm bình yên của gia đình: đây chính là lời khuyến dụ không lời, nhưng đầy thuyết phục, trong đó mỗi con người có thể thấy trước được--một cách trong suốt—sự phản ảnh và sức quyến rũ của một tình yêu khác.” ĐTC kết luận bằng việc khuyến khích các cặp hôn nhân Kitô giáo kín múc sức mạnh từ nguồn Thánh Thể, và “cố gắng vun trồng thói quen tuyệt vời là ngồi xuống nói chuyện với nhau, lắng nghe nhau để đi tới chỗ ngày càng thêm cảm thông giữa muôn vàn những kinh ngạc và khó khăn xẩy đến trên chuyến hành trình lâu dài.” (xem Zenit.org, ngày 07/23/12)

Truyện dài hôn nhân xem ra không chỉ là truyện riêng của cặp tình nhân hay của đôi vợ chồng, hoặc của hai cá vị. Về mặt nhân bản, tuy có nhiều yếu tố tích cực giúp nâng đỡ sự thủy chung và trung thành của vợ chồng, nhưng khó có gì bảo đảm tuyệt đối sự trường tồn của hôn nhân. Có được mấy cặp vợ chồng, cho dù có thuận hòa đến mấy mà “tát cạn được Biển Đông”? Như vậy tất nhiên phải có một nhân tố thứ ba, một đệ tam nhân, ở giữa cặp đôi ấy, mới có thể làm cho hôn nhân bền vững. Với Ngài, “không có gì lại là không thể làm được” (Luca 1:37). Phải chẳng vì thế mà Hội Thánh Công Giáo đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích, để được cử hành một cách long trọng như buổi lễ vừa qua? Có điều là hôn lễ này cần được nối dài suốt cả cuộc đời, và bí tích hôn phối cần được cử hành liên tục, trong từng giờ khắc của dòng đời, khi trời nắng ráo hay mưa sa, bất chấp cả những thăng trầm tất yếu của kiếp làm người. Ngày nào nhân vật thứ ba này còn bi xua đuổi, hoặc bị chối từ, hay bị lãng quên, ngày ấy hôn nhân sẽ vẫn tiếp tục là một truyện dài không có một đoạn kết vui tươi.

NGUYỄN KIM NGÂN
07/31/12
Lễ thánh Inhatiô Loyola

Tác giả: Nguyễn Kim Ngân

Nguồn tin: www.vietcatholic.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập566
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm564
  • Hôm nay67,651
  • Tháng hiện tại872,906
  • Tổng lượt truy cập58,158,775
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây