Những câu hỏi “vì sao?”

Thứ hai - 26/09/2011 11:05

-

-
Vì sao chúng ta ngáp? Vì sao càng già trí nhớ càng kém? Vì sao hành trình về nhà dường như nhanh hơn? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.
Những câu hỏi “vì sao?”
 
Vì sao chúng ta ngáp?
 
Dù được cho là một dấu hiệu của sự chán ngán hoặc mệt mỏi, song một cái ngáp còn có nhiều ý nghĩa hơn thế đối với cơ thể con người.

Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Princeton, Mỹ, ngáp còn là biểu hiện của một "cái đầu nóng", theo đúng nghĩa đen.

Cụ thể, tần suất ngáp của chúng ta phụ thuộc theo mùa, nhiệt độ ngoài trời càng cao hơn so với thân nhiệt thì số lần ngáp càng ít. Vì lẽ đó, có thể ngáp chính là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho... não bộ, Tiến sĩ Andrew Gallup, đồng tác giả nghiên cứu diễn giải.


Ngáp chính là biện pháp để điều hòa nhiệt độ cho... não bộ. Ảnh: ScienceDaily.
 
Sau khi theo dõi tần suất ngáp của 160 người trong mùa đông và mùa hè, Tiến sĩ Gallup nhận thấy trong mùa đông, mọi người ngáp nhiều hơn hẳn. "Theo lý thuyết nhiệt, ngáp là hành động trao đổi nhiệt giữa não với không khí bên ngoài. Khi "não" cảm thấy bốc lửa, nó sẽ thôi thúc chúng ta ngáp nhiều hơn để làm nguội".

Khi ngáp, cơ hàm sẽ tạo ra một sức ép để dồn máu đổ về não nhiều hơn. Không khí mát từ bên ngoài cũng được hút vào trong cơ thể nhờ hành vi thở sâu. Nếu đi theo hướng này, tiến sĩ Gallup cho rằng sẽ giải thích được chính xác cơ chế và chức năng của ngáp, vì những nghiên cứu trước đây vẫn có nhiều điểm chưa thuyết phục.

Bên cạnh nhiệt độ ngoài trời thấp thì nhiều yếu tố khác cũng khiến chúng ta ngáp nhiều hơn như độ ẩm cao, thời gian ở ngoài trời lâu và giấc ngủ đêm hôm trước có dài hay không. Có quá nửa số người khảo sát trong mùa đông ngáp, trong khi số này ở nhóm mùa hè chỉ là chưa đầy 25%.

Trọng Cầm (Theo ScienceDaily)
 
Vì sao càng già ghi nhớ càng kém?
 
Khi tuổi đã cao, người ta phải đối mặt với một thực tế, đó là việc ghi nhớ ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, một câu hỏi không phải ai cũng trả lời cho rành rẽ rằng, vì sao, càng già trí nhớ con người ta càng kém như vậy?

Mỗi buổi sáng chúng ta có thể để xe dừng ở một bãi đỗ, nhưng trừ khi mỗi lần chúng ta đều đỗ tại một vị trí nhất định, nếu không sau 8 tiếng chúng ta sẽ phải rất mất thời gian mới nhớ ra được rằng chúng ta đặt nó ở hàng số 2 hay hàng số 5.

Hoặc trong một hội nghị, chúng ta được giới thiệu những người cộng sự mới, có điều trước khi bắt tay chúng ta gần như đã quên mất tên của người đó rồi. Đối với việc này chúng ta chỉ đành bất lực nhún vai và an ủi bản thân mình: Ổ cứng trong đầu mình đã chứa gần đầy rồi, không có cách nào tiếp nhận những tư liệu mới dồn dập tới như thế.
 

Ở người già, việc tiếp nhận thông tin mới trở nên khó khăn.
 
Các nhà khoa học của khoa Thần kinh bệnh viện Johns Hopkins phát hiện ra rằng, vấn đề chính là đại não của chúng ta không ngừng lão hóa và gần như không đưa những tin tức này thành những tin tức mới. Bởi vì con đường tới vùng hippocampus (vùng lưu trữ của trí nhớ trong não) đã bị lão hóa. Kết quả là não không còn chính xác trong việc ghi nhớ các dữ kiện mới, dẫn tới sự hỗn loạn.

Trợ lí giáo sư Michael Yassa của khoa Khoa học và Nghệ thuật Johns Hopkins’ Krieger nói rằng: “Chúng tôi khi sử dụng kỹ thuật bản đồ não để tiến hành nghiên cứu về tính năng và kết cấu hoàn chỉnh của đại não và chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi độ tuổi càng tăng thì sự giảm sút của vùng Hippocampus cũng tăng theo, đồng thời cũng phát hiện ra rằng việc truyền tín hiệu giữa các vùng ở trong đại não cũng giảm thiểu”.

“Chúng ta càng già thì dễ chịu sự tác động của ký ức cũ. Nói một cách khác, khi gặp những hoàn cảnh có phần tương đồng với những kinh nghiệm của quá khứ, ví dụ đỗ xe, não của chúng ta thường ghi nhớ lại những hình ảnh trong ký ức mà không hề đưa vào những thông tin mới. Kết quả thì sao? Chúng ta không thể ghi nhớ được là xe đã đỗ ở đâu, và sẽ phải đi đi lại lại trong bãi đỗ xe để tìm”.

Yassa còn nói điều này có một phần là do càng về già người ta càng muốn nhớ lại những ký ức trong quá khứ, bởi vì so với việc ghi nhớ những kiến thức mới thì nhớ lại ký ức nhanh chóng hơn nhiều.

Yassa và nhóm cộng sự của mình đã sử dụng hạt từ trường để quét não của 40 người trong đó có sinh viên đại học và người già (có độ tuổi từ 60 – 80). Khi quét thì họ yêu cầu mỗi người xem các bức hình của các đồ vật thường dùng, như củ cải, ống nghiệm, máy kéo và đem chúng phân loại thành các vật phẩm “trong nhà” và “ở ngoài”.

Kết quả cho thấy, đối với những người già hình ảnh hoàn toàn khác biệt thì mới có thể phân loại một cách chính xác, đồ vật càng giống nhau thì việc hoàn thành công việc phân loại này đối với vùng hyppocampus càng trở nên khó khăn. Những người trẻ tuổi thì vùng hyppocampus đều đưa các hình ảnh đó thành tin tức mới để tiến hành xử lý.

Yassa và các đồng sự của mình cũng cho rằng việc thiếu năng lực phân biệt các thông tin “tương tự” của người già có liên quan tới “đường mũi khoan”. “Đường mũi khoan” có tác dụng đem các tin tức từ các khu vực khác truyền tới vùng hypocampus. Khi người ta về già thì con đường này cũng trở nên chậm chạp và vùng hypocampus càng khó đưa những sự vật tương tự phân tách ra mà lưu trữ trong não.

Kết quả này sẽ có tác dụng lớn đối với việc chữa trị bệnh sút giảm trí nhớ ở người già (Alzheimer). Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu chính là việc phán đoán phương pháp sử dụng thuốc để chữa trị thực nghiệm lâm sàng cho bệnh Alzheimer các bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu.

Ông nói về cơ bản chúng ta sẽ sử dụng thuốc để tác động một cách toàn diện tới các đường truyền thông tin tới vùng hypocampus. Nếu việc sử dụng thuốc có thể kéo dài việc lão hóa đường truyền và giảm bớt việc suy giảm năng lực của vùng hypocampus thì việc này có thể kéo dài việc phát bệnh Alzheimer đối với người già từ 5 tới 10 năm.

Phan Khôi
 
Vì sao hành trình về nhà dường như nhanh hơn?
 
Phần lớn mọi người trở về từ các kỳ nghỉ đều cảm thấy hành trình trở về nhà nhanh hơn so với lúc đi, cho dù chiều dài của hai hành trình này bằng nhau.
 

Phần lớn mọi người cảm thấy hành trình trở về nhà nhanh hơn. Ảnh: Alamy.
 
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng mọi người cảm thấy hành trình trở về nhà gần hơn là do họ đã quen với lộ trình trong chiều đi. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Tilburg (Hà Lan) lại có cách giải thích hoàn toàn khác.

Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Niels van de Ven, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Mọi người thường ước đoán quãng đường trong hành trình đi. Điều này khiến mọi người luôn cảm thấy quãng đường rất xa. Tuy nhiên, trong hành trình trở về, mọi người hình dung quãng đường cũng xa như vậy, nhưng thực tế quãng đường ngắn hơn họ nghĩ”.

Các nhà khoa học đã tiến hành 3 nghiên cứu khác nhau với 350 người tình nguyện. Những người tình nguyện được yêu cầu thực hiện một hành trình bằng xe bus, đạp xe hay xem một đoạn video một người đạp xe.

Kết quả, những người tình nguyện nghĩ rằng hành trình trở về nhanh hơn trung bình 22% so với hành trình đi cho dù chiều dài của hai hành trình là bằng nhau. Những người ban đầu cảm thấy mệt mỏi vì hành trình đi quá dài thì họ càng cảm thấy hành trình trở về ngắn hơn.

Trong khi đó, khi một nhóm người tình nguyện được thông báo rằng hành trình sắp tới dường như rất dài, những người này sau đó không cảm thấy quãng đường trở về gần hơn. Điều này được các nhà khoa học giải thích là do những người tình nguyện đã ước tính trước được thời gian di chuyển.

Hà Hương

Tác giả: Tổng hợp

 Tags: vì sao

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập278
  • Hôm nay60,050
  • Tháng hiện tại1,178,594
  • Tổng lượt truy cập58,464,463
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây