Hình ảnh: Trái Đất trước và sau biến đổi khí hậu

Thứ sáu - 28/02/2014 09:55

-

-
Biến đổi khí hậu kèm theo hiện tượng ấm lên toàn cầu, lũ lụt, thiên tai khiến nhiều khu rừng trở nên xơ xác, các rạn san hô bị tẩy trắng hay làm nước sông rút xuống mức kỷ lục.
Trái Đất trước và sau biến đổi khí hậu
 
Biến đổi khí hậu kèm theo hiện tượng ấm lên toàn cầu, lũ lụt, thiên tai khiến nhiều khu rừng trở nên xơ xác, các rạn san hô bị tẩy trắng hay làm nước sông rút xuống mức kỷ lục.

Hình ảnh Công viên Quốc gia Rocky Mountain trước đây với những cây thông khỏe mạnh và vươn cao, trải dài hàng chục triệu mét vuông ở khu vực tây bắc nước Mỹ và phía tây Canada.
 
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhiệt độ nóng lên, côn trùng phát triển mạnh và tàn phá các cánh rừng thông. Nhiều hàng thông chết ngả sang màu vàng, thay thế cho màu xanh tươi mát trước đây.
 
Rạn san hô Great Barrier tuyệt đẹp ở Australia từng được coi là một trong những khu vực sinh quyển đa dạng nhất thế giới. Rạn san hô Great Barrier trải dài 2.600 km, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật nhỏ. 
 
Quá trình a xít hóa và nhiệt độ tăng cao do khí hậu thay đổi là mối đe dọa lớn nhất đối với rạn san hô này. Nhiệt độ nước ấm lên khiến các rạn san hô dần chuyển sang màu trắng và có nguy cơ chết dần. Sự biến mất của các rạn san hô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái của đại dương.
 
Danube là con sông dài thứ hai châu Âu. Sông Danube được coi là cửa ngõ giao thương, buôn bán và hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp, đánh bắt cá, nông nghiệp...
 
Trong giai đoạn 2011- 2012, dưới tác động của biến đổi khí hậu, một đợt hạn hán kéo dài khiến mực nước sông Danube hạ xuống mức thấp kỷ lục. Nước sông rút khiến nhiều tàu thuyền bị mắc cạn và làm tê liệt các hoạt động giao thông đường thủy.
 
Các lớp băng tuyết lớn bao phủ đỉnh núi Matterhom, một trong những đỉnh núi cao nhất châu Âu, thuộc dãy Alps nằm ở biên giới Italy và Thụy Sĩ. Ảnh chụp năm 1960.
 
Bức ảnh chụp đỉnh núi vào 2005 cho thấy Matterhom đang dần xói mòn, kết quả của hiện tượng các khối băng tan chảy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 
 
Sông băng Muir Glacier ở Alaska, Mỹ, với những tảng băng rộng khoảng 2 m. Ảnh chụp vào cuối thế kỷ 19.
 
Các tảng băng gần như biến mất hoàn toàn ở khu vực này trong hình ảnh được ghi lại năm 2005. Thay vì các tảng băng lớn nhỏ khác nhau, nơi đây chỉ còn lại những lớp sỏi đá và các thảm thực vật.
 
Quần đảo San Blas ở Panama là nơi sinh sống của người Guna. Cuộc sống của người Guna trên những ngôi nhà nổi đang bị đe dọa bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
 
Trái Đất nóng lên khiến mực nước biển dâng cao. Những người dân sinh sống ở quần đảo này phải hứng chịu cảnh ngập lụt kéo dài mỗi khi mùa mưa đến.
 
Bản đồ so sánh nhiệt độ ở các khu vực trên thế giới vào năm 1951 và 1980.
 
Nồng độ khí C02 trong khí quyển vào thời điểm tháng 7/2003. Những điểm màu đỏ thể hiện khu vực có nồng độ khí C02 ở mức 380 ppm (380/1 triệu đơn vị).
 
Bức ảnh chụp 4 năm sau đó, các khu vực có màu đỏ xuất hiện nhiều hơn, cho thấy lượng khí C02 trên toàn cầu được thải ra ngày càng nhiều hơn.
Thùy Linh (Theo Bussiness Insider)

Tác giả: Thùy Linh

Nguồn tin: VnExpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập594
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm592
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại978,051
  • Tổng lượt truy cập57,079,688
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây