Cựu Chủng Sinh Huế

http://www.cuucshuehn.net


Học tập đối với người cao tuổi

-

-

Nghiên cứu đề cập đến việc học tập trong giai đoạn tuổi già. Người già vẫn tiếp tục học tập cho dù tuổi tác đã cao và họ có thể đến trường học hoặc học tập qua các nguồn kiến thức trong cộng đồng: thư viện, mạng Internet, các phương tiện truyền thông đại chúng … hay tự học.
Học tập đối với người cao tuổi
 
Nghiên cứu đề cập đến việc học tập trong giai đoạn tuổi già. Người già vẫn tiếp tục học tập cho dù tuổi tác đã cao và họ có thể đến trường học hoặc học tập qua các nguồn kiến thức trong cộng đồng: thư viện, mạng Internet, các phương tiện truyền thông đại chúng … hay tự học.
 
 
Học là một quá trình cả đời. Các giáo viên và học sinh có thể học từ những học viên cao tuổi trong lớp, và những tương tác liên thế hệ có thể cung cấp thông tin và củng cố các lớp học truyền thống.

Thông tin có được trong và ngoài lớp học có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khả năng già hóa một cách thành công. Một người lớn tuổi quay trở lại lớp học không chỉ có thêm được kinh nghiệm, mà những sinh viên trẻ và những người hướng dẫn trong lớp cũng được hưởng lợi. Những người lớn tuổi đem đến thông tin và kinh nghiệm mà các bạn cùng lớp trẻ tuổi hơn không có. Sự có mặt và tham gia của những người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức và giao tiếp xảy ra trong phòng học. 

Những người cao tuổi có động lực để quay trở lại trường học khi họ thấy có nhu cầu cần biết hoặc làm gì đó để cải thiện cuộc sống của họ, để tồn tại, ví dụ như duy trì công việc hoặc thăng tiến, hoặc tự thực hiện. Họ có thể được tạo động lực đặc biệt khi ở những ngã rẽ trong cuộc đời, ví dụ như ly hôn, con cái không sống cùng trong gia đình, và nghỉ hưu. John (1988) đưa ra nhiều lý do khác nhau về việc tại sao người cao tuổi mong muốn học trong một môi trường chính thức: họ muốn cống hiến cho xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, giảm thiểu các vấn đề kinh tế (bằng cách duy trì sự năng động và tự chủ trong một thời gian lâu hơn) và đem lại cho xã hội những sản phẩm sáng tạo. 

Những khía cạnh tâm lý và thể chất có thể ảnh hưởng và điều chỉnh khả năng học của người cao tuổi là khả năng ghi nhớ trong công việc, tốc độ viết văn bản, ghi nhớ tên và sự thông minh (Belsky, 1990; Glendenning và Stuart-Hamilton, 1995). Sự suy giảm khả năng ghi nhớ trong công việc và tốc độ viết văn bản có thể tác động đến khả năng nhận và truyền thông điệp của một cá nhân, điều này có thể gây trở ngại đối với khả năng học tập của người già (Nussbaum et al,. 1996). …Mặc dù những học viên cao tuổi có thể mất nhiều thời gian hơn để soạn thảo các câu phức và nghĩ đến những từ thích hợp khi mã hóa những thông điệp so với những sinh viên trẻ, nhưng họ vẫn có thể hoàn thành những nhiệm vụ như thế. Một người lớn tuổi có thể gặp vấn đề với việc ghi nhớ tên nhưng lại nhớ rất rõ những kỷ niệm thời thơ ấu. Khả năng ghi nhớ các danh sách hoặc vấn đề có độ phức tạp cao của người già suy giảm có thể bởi vì sự suy giảm trong quá trình xử lý (Wlodkowski, 1999).

Người cao tuổi thường sử dụng những chiến lược tổ chức khi xử lý thông tin, trái với những sinh viên trẻ thường tập hợp và ghi nhớ những từ không liên quan vào các danh mục (Schaie và Willis, 1996). Những người cao tuổi cũng có thể xử lý những tư liệu có liên quan một cách tương xứng hơn những tư liệu vô nghĩa (Wlodkowski, 1999). Những người lớn tuổi cũng thường lo lắng trong buổi kiểm tra hơn các sinh viên trẻ. Một trong số những lo lắng đó có thể góp phần làm cho một người sợ hãi rằng “trí óc của mình không còn như xưa nữa”, do đó trở thành một rào cản đối với việc nhớ lại thông tin. 

Trong lớp học thực tế, sự giảm khả năng di chuyển của học viên cao tuổi có thể tạo nên khó khăn trong học tập. Một số sinh viên có thể bị hạn chế khả năng di chuyển do sự suy giảm tầm nhìn và khả năng nghe. Sức khỏe của học viên cũng có ảnh hưởng đến khả năng học. Sự suy giảm về thể chất tác động đến khả năng nhận biết trong quá trình xử lý thông tin và do đó có thể dẫn đến việc cần nhiều thời gian hơn để phản ứng và xử lý thông tin (Belsky, 1990; Cross, 1981)

Nghề nghiệp và các mối quan hệ với người khác cũng có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và cản trở việc học tập trong lớp. Những sinh viên lớn tuổi đang cùng lúc chăm sóc cha mẹ già và con cái có thể có ít thời gian cho việc học, điều này dẫn đến việc suy giảm khả năng học tập và tham gia vào các buổi thảo luận ở lớp. Cũng như thế, các áp lực bên ngoài từ công việc, như là phải đi họp đúng giờ, có thể làm giảm sự tập trung của người học và buộc người đó lỡ giờ học ở lớp. Với những trách nhiệm như thế, năng lực thể chất và tinh thần của học viên cao tuổi có thể bị làm cho suy kiệt.

Những kinh nghiệm đã biết có thể làm giảm sự tham gia vào các cuộc thảo luận hoặc việc học tập ở lớp. Những trải nghiệm không tích cực với các giáo viên cũ, hoặc không khí lớp học trước kia quá căng thẳng, có thể khiến học viên cảm thấy lo lắng và dè dặt. Lỗ hổng kiến thức lớn có thể khiến học viên lớn tuổi lo lắng về các vấn đề cần trình bày và sợ tham gia. Thêm vào đó, những học viên cao tuổi thiếu năng động có thể gặp nhiều khó khăn trong việc học tập hơn; nếu họ không tin rằng họ thiếu những kỹ năng hay khả năng hoàn thành bài tập được giao, họ có thể kém nỗ lực đi và bỏ học. 

Tác giả đưa ra một số gợi ý về các cách thức để khuyến khích người cao tuổi học tập như: dẫn dắt, tạo động lực cho người học bằng cách nói về những hiểu biết, kinh nghiệm của họ trong cuộc sống; tốc độ giảng dạy phù hợp với người cao tuổi để họ có thể theo dõi được; sử dụng những công cụ trực tuyến để giảng dạy và hỗ trợ người cao tuổi trong học tập: phần mềm học tập, nói chuyện tư vấn qua mạng; thay đổi môi trường lớp học cho phù hợp với tất cả các học viên, trong đó có người cao tuổi.

VA. (Sưu tầm và dịch)
-----------------------------------------
(Bài viết này được rút ra từ cuốn sách của Jon F. Nussbaum. Justine Couplan (2004), Handbook of Communication and aging research, Lawrence Erlbaum Associates Publishers, London (Sổ tay về giao tiếp và nghiên cứu sự già hóa, NXB Lawrence Erlbaum Associates, London). từ trang 538 đến trang 560)

Tác giả: VA. (Sưu tầm và dịch)

Nguồn tin: www.tamly.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây