Cựu Chủng Sinh Huế

http://www.cuucshuehn.net


Toà Thánh và Trung Quốc ký kết thỏa thuận: một thời khắc lịch sử

Giáo sư Giovanni Maria Vian, Giám đốc nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican, đã lược lại lịch sử và viễn cảnh của Kitô giáo tại Trung Quốc, sau khi một Thoả thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào thứ Bảy 22/9/2018.
Toà Thánh và Trung Quốc ký kết thỏa thuận: một thời khắc lịch sử

 
Giáo sư Giovanni Maria Vian, Giám đốc nhật báo L’Osservatore Romano của Vatican, đã lược lại lịch sử và viễn cảnh của Kitô giáo tại Trung Quốc, sau khi một Thoả thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục được ký kết giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào thứ Bảy 22/9/2018.
 
Ngày 22 tháng 9 chắc chắn đã được sắp đặt để làm thành lịch sử: một Thoả thuận tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục đã được Tòa Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Ký Kết Tại Bắc Kinh, Thỏa thuận này được soạn thảo suốt nhiều thập kỷ cùng với những cuộc đàm phán kiên trì, và được ký kết đang khi Đức giáo hoàng bắt đầu chuyến viếng thăm tại các quốc gia vùng Baltic. Quả thực, vào lúc mà Đức giáo hoàng Phanxicô đến Lithuania thì ở cách xa hàng ngàn cây số, những người thay mặt cho ngài đã đạt được một cột mốc quan trọng – một cột mốc dường như rất quan trọng, và chắc chắn không phải cuối cùng, đối với đời sống người Công giáo ở một quốc gia châu Á vĩ đại.
 
Thỏa thuận này đã được công bố và, cho dù sẽ không ngừng có những lối giải thích ngược lại và chống đối, thông tin này rất tích cực và ngay lập tức được truyền đi khắp thế giới. Đức giáo hoàng cũng công nhận sự hiệp thông trọn vẹn cho các giám mục sau cùng của Trung Quốc được truyền chức mà không có sự ủy nhiệm, với mục đích rõ ràng là để bảo đảm cuộc sống hằng ngày ở nhiều cộng đồng Công giáo được tiếp tục bình thường, nhưng đồng thời thoả thuận cũng xác nhận thiết lập một giáo phận mới ở phía Bắc của thủ đô, giáo phận đầu tiên được thiết lập từ hơn 70 năm qua.
 
Như thế, đây là một bước thực sự quan trọng trong lịch sử Kitô giáo ở Trung Quốc, nơi những dấu vết đầu tiên của Tin Mừng có từ rất xa xưa, như được chứng thực bởi một tấm bia được dựng lên vào năm 781 tại Tây An, giữa lòng đất nước vĩ đại này. Thật vậy, tấm bia rất lớn này – cao gần 3 mét và được phát hiện vào những năm 1600 – là tài liệu bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Ả Rập kể lại rằng trên Con đường Tơ Lụa, vào năm 635, đã có những nhà thừa sai Kitô giáo, có lẽ đến từ Ba Tư. Tên của họ được khắc trên đá vôi, cùng với lời loan báo về “Minh Đạo”, với một bản tóm tắt các sự kiện của cộng đồng nhỏ bé này có ghi hàng chục tên khác, và một bản trình bày giáo lý Kitô giáo sau đó được dịch ra thành hàng trăm quyển sách và phổ biến trong nhiều thế kỷ sau đó.
 
Lịch sử truyền thống kỳ diệu này sau đó được mở rộng, dao động giữa các cuộc nổi dậy và đàn áp bất ngờ, thậm chí xen kẽ với công việc truyền giáo – chủ yếu là các tu sĩ Phanxicô – được các Đức giáo hoàng và các vị hoàng đế Kitô giáo châu Âu gửi đến trong gần một thế kỷ, bắt đầu vào nửa cuối những năm 1200. Bắt đầu sang thời hiện đại, Dòng Tên, viên ngọc của công cuộc cải tổ Công giáo, đã lãnh đạo việc truyền giáo ở Trung Quốc, từ Phanxicô Xaviê đến Matteo Ricci, đó là chỉ nhắc đến vài người nổi tiếng nhất trong lịch sử truyền bá Tin Mừng.
 
Tuy nhiên, những can thiệp chính trị, tính cứng nhắc về giáo lý, thói ghen tị và tranh chấp giữa các dòng tu, khiến cho công việc của những nhà thừa sai trở nên khá phức tạp. Việc truyền giáo bị cản trở bởi những tranh cãi khốc liệt về các lễ nghi của Trung Quốc, kéo dài cho đến giữa những năm 1700, một thế kỷ sau vụ tẩy não do chính quyền thuộc địa áp đặt, và cuối cùng là những cuộc đàn áp liên miên, thậm chí suốt những năm 1900.
 
Mãi đến năm 1926 các giám mục đầu tiên của Trung Quốc mới được Đức giáo hoàng Piô XI truyền chức ở Roma, và 20 năm sau, người kế vị của ngài mới thành lập hàng giáo phẩm Công giáo ở Trung Quốc. Hai “thực tế này của lịch sử Giáo hội Trung Quốc”, được mô tả là “mang tính biểu tượng và quyết định”, đã được nhắc lại vào ngày 6 tháng 1 năm 1967 trong bài giảng lễ Hiển linh – bài giảng được ca ngợi – của Đức giáo hoàng Phaolô VI, người mà gần một năm trước, trong một bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, đã yêu cầu nhận Trung Hoa cộng sản vào tổ chức này. Và chính Đức giáo hoàng Montini đã đến lãnh thổ Trung Quốc “lần đầu tiên trong lịch sử”, khi ngài ở Hong Kong (lúc đó ở dưới quyền kiểm soát của Anh Quốc). Đức giáo hoàng đã thốt lên: “Để nói một lời đơn giản là yêu thương”. Rồi ngài nói thêm, khi nhìn đến tương lai xa: “Giáo hội không thể khoả lấp lời tốt lành này; tình yêu thương sẽ còn mãi!”
 
Vatican News, 22/9/2018

Tác giả: Minh Đức

Nguồn tin: hdgmvietnam.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây