Cựu Chủng Sinh Huế

http://www.cuucshuehn.net


WHO hướng dẫn việc trẻ em dùng thiết bị điện tử

Ngày 24-4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những hướng dẫn về hạn chế việc trẻ em dán mắt vào màn hình thiết bị điện tử, và tăng cường các hoạt động thể chất và tăng cường. Tuy nhiên, vấn đề này cũng dấy lên nhiều tranh cãi, theo Reuters.
WHO hướng dẫn việc trẻ em dùng thiết bị điện tử
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết để đạt được sức khỏe tốt thì nên bắt đầu từ những việc làm tốt nhất ngay từ khi còn nhỏ. Thời thơ ấu là một thời kỳ phát triển nhanh chóng và là thời điểm mà các lối sống gia đình có thể thay đổi để tăng cường sức khỏe.

Theo đó, trẻ em từ một đến bốn tuổi nên hạn chế tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử, chỉ khoảng một giờ một ngày. Các em nên dành ít nhất ba giờ trong một loạt các hoạt động thể chất trong ngày.
 
-
Trẻ em dưới 5 tuổi nên hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử, nên dành 3 tiếng cho các hoạt động thể chất.
Ảnh: The Washington Post

Còn trẻ sơ sinh dưới một tuổi thì tránh tất cả các màn hình mà nên tiếp xúc với các hoạt động vui chơi trên sàn.

WHO cho biết vì không hoạt động thể chất là một yếu tố rủi ro hàng đầu làm tăng tỉ lệ tử vong do ung thư và tăng nguy cơ cao về thừa cân và béo phì.

"Cải thiện hoạt động thể chất, hành vi ít vận động và thời gian ngủ của trẻ nhỏ sẽ góp phần vào sức khỏe thể chất, giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì ở trẻ em và hạn chế các bệnh không lây nhiễm trong cuộc sống sau này", Reuters dẫn thông tin từ WHO.

Hướng dẫn của WHO được đưa ra trong bối cảnh trẻ em sử dụng các thiết bị di động đang tăng mạnh trên toàn thế giới.
 
-
Theo WHO, trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất để giảm thiểu những nguy cơ bệnh tật sau này.
Ảnh: WHO

Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về việc dành thời gian trước các màn hình thiết bị điện tử.

Andrew Przybylski, giám đốc nghiên cứu tại Viện Internet Oxford thuộc Đại học Oxford nói với AP rằng hướng dẫn về thời gian trên màn hình của WHO chỉ tập trung vào số lượng thời gian trên màn hình mà không xem xét về nội dung và hoàn cảnh sử dụng sử dụng.

Tương tự, theo tờ Washington Post, ông Stephen Balkam, người sáng lập và giám đốc điều hành của Viện An toàn gia đình trực tuyến, cho rằng cần phân biệt giữa “thời gian ngồi trước màn hình” và “sử dụng màn hình”.

“Việc cho trẻ em xem video trẻ em đánh giá đồ chơi tốt hơn hay tệ hơn so với trò chuyện FaceTime với cha mẹ? Là tham gia trò chơi tương tác trên điện thoại tốt hơn hay chỉ xem chương trình thụ động?”, ông nói.

"Những đứa trẻ lớn lên mà xung quanh là iPad, không đủ tuổi để các nhà nghiên cứu đo lường sự phát triển giáo dục hoặc phát triển của chúng," Giáo sư Emily Oster tại Đại học Brown cho biết.

Tác giả: Nguyễn Văn

Nguồn tin: Báo Pháp luật

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây