Không nên chạy thể dục vào sáng sớm?

Thứ ba - 10/02/2015 09:11

-

-
Trái với suy nghĩ của phần đông chúng ta lâu nay, sáng sớm không phải là thời gian thích hợp nhất để chạy tập thể dục, theo một nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Birmingham (Anh) phát hiện, dù bất kỳ ai trong chúng ta...
Không nên chạy thể dục vào sáng sớm?
 
Trái với suy nghĩ của phần đông chúng ta lâu nay, sáng sớm không phải là thời gian thích hợp nhất để chạy tập thể dục, theo một nghiên cứu mới.
 
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Birmingham (Anh) phát hiện, dù bất kỳ ai trong chúng ta là người ngủ sớm, dậy sớm hay thức khuya, dậy muộn thì ít nhất tới trưa ngày hôm sau, việc chạy thể dục của chúng ta mới có thể đạt mức tốt nhất. Nói một cách khác, thay vì đặt chuông đồng hồ vào lúc 5:30 - 6:00 vào mỗi sáng để dậy chạy thể dục trước khi đi làm, bạn nên ngủ tiếp và chạy thể dục vào thời gian sau đó trong ngày.

 
 
Kết luận trên được rút ra sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành các cuộc kiểm tra đối với 20 vận động viên chuyên nghiệp, bao gồm cả các tuyển thủ khúc côn cầu. Các vận động viên để trải qua một bài kiểm tra sức khỏe 6 lần, trong khoảng từ 7 giờ sáng tới 10 giờ tối.
 
Nhóm nghiên cứu cũng yêu cầu các vận động viên, gồm cả nam lẫn nữ, điền vào một bảng khảo sát chi tiết, được lập ra nhằm nhận diện ai thuộc nhóm chim chiền chiện (ngủ sớm, dậy sớm) và ai thuộc nhóm cú đêm (thức khuya, dậy muộn).
 
Họ khám phá ra rằng, nhóm chim chiền chiện đạt kết quả kiểm tra tốt nhất vào khoảng buổi trưa. Nhóm cú đêm "đạt đỉnh" ngay trước 8 giờ tối, và nhóm ở giữa (không thức quá khuya và cũng không dậy quá sớm) có kết quả kiểm tra cao nhất vào lúc khoảng 4 giờ chiều.
 
Việc lựa chọn thời gian đặc biệt quan trọng đối với những người thuộc nhóm cú đêm, với 26% trong số họ đạt kết quả tồi tệ hơn nếu buộc phải tập thể dục vào sáng sớm. Tuy nhiên, việc chạy thể dục của những người thuộc nhóm chim chiền chiện cũng không "đạt đỉnh" vào sáng sớm, dù họ dường như tỉnh táo hơn, theo báo cáo nghiên cứ trên tạp chí Cell.
 
Nhà nghiên cứu Roland Brandstaetter tuyên bố, kết quả trên cho thấy tầm quan trọng của việc lắng nghe đồng hồ sinh học của bạn, thay vì đồng hồ báo thức. Ông giải thích: "Đồng hồ sinh học của cơ thể có ảnh hưởng lớn, vì mọi tế bào trong cơ thể đều sở hữu đồng hồ. Có nhiều đồng hồ trong bộ não và các cơ quan nội tạng như trái tim, gan, ... và các chức năng sinh lý của bạn chịu sự kiểm soát của các đồng hồ này. Mọi thứ xảy ra trên cơ sở ngày - đêm".
 
Ông Brandstaetter nói thêm rằng, một cách đơn giản để xác định bạn là người thuộc nhóm chim chiền chiện hay cú đêm là xem bạn mất bao nhiêu để tỉnh thức hoàn toàn. Người thuộc nhóm chim chiền chiện tỉnh táo chỉ trong vòng 30 phút sau khi dậy, trong khi người thuộc nhóm cú đêm có thể mất 5 - 6 tiếng đồng hồ sau khi dậy mới cảm thấy hết buồn ngủ.
 
Khám phá mới cũng rất hữu ích đối với các vận động viên, vì chỉ 1% khác biệt về thành tích thi đấu cũng có thể tạo ra khác biệt về cơ hội giành huy chương vàng hoặc thua cuộc.

Tác giả: Tuấn Anh (Theo Daily Mail)

Nguồn tin: VietNamNet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay44,216
  • Tháng hiện tại676,853
  • Tổng lượt truy cập57,962,722
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây